Quốc tế hóa giáo dục đại học với những nỗ lực tăng cường đổi mới sáng tạo hệ sinh thái trong một thế giới đầy bất ổn

  • Trần Đức Minh
Từ khóa: Giáo dục đại học, bất ổn, quốc tế hóa, hệ thống sinh thái, đổi mới sáng tạo

Tóm tắt

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang bùng nổ, thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Việt Nam cũng đang đương đầu với nhiều thách thức mà đáng chú ý là VUCA trong đó chúng ta nên đặc biệt chú ý đến 4 thách thức đó là (1) Biến động (2) Không chắc chắn (3) Phức tạp và (4) Mơ hồ. Hệ thống giáo dục đại học toàn cầu cũng như cộng đồng kinh tế, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chính phủ và các tổ chức khác đang vấp phải những thay đổi nhanh không lường trước được, với nhiều ý kiến gây nhiễu và mơ hồ, khiến cho họ không thể xây dựng được những chiến lược của mình để thích nghi với xu thế phát triển chung của thế giới. Điều đó để nói rằng, quốc tế hóa giáo dục (HEI) là một tất yếu nhằm tập hợp lực lượng, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những trở ngại mà thế giới bất ổn gây ra (VUCA). Nhờ quốc tế hóa, hệ thống giáo dục toàn cầu sẽ khai thác được nhiều lợi ích từ cuộc cách mạng 4.0. Sinh viên đi du học sẽ có được nhiều kinh nghiệm quốc tế về mặt kỹ thuật, phát triển được cả về năng lực cá nhân và nghề nghiệp cũng như cải thiện được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ v.v. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đại học sẽ thu được nhiều lợi ích từ quốc tế hóa, cả về mặt tài chính và giảng dạy. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) hết sức quan tâm đến hợp tác quốc tế. Từ khi thành lập đến nay (1996), HUBT đã thiết lập quan hệ hợp tác và trao đổi với trên 30 trường đại học ở 15 nước và khu vực. Nhờ có quốc tế hóa giáo dục đại học, trường HUBT đã nâng cao được sức cạnh tranh và uy tín trong lĩnh vực tuyển sinh, và nghiên cứu khoa học, là một trong các trường có uy tín ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-17
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI: VĂN HÓA-XÃ HỘI