Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758) ở giai đoạn sống trôi nổi

  • Phùng Bảy
  • Vũ Công Tâm
Từ khóa: Anadara granosa, độ mặn, sinh trưởng, sò huyết, tỉ lệ sống.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng sò huyết (Anadara granosa) trong giai đoạn sống nổi. Ấu trùng được nuôi 17 ngày, từ giai đoạn chữ D một ngày tuổi đến giai đoạn có chân bò, trong các bể composite 100 lít với mật độ nuôi ban đầu là 5 con/ml và được cho ăn hỗn hợp ba loại tảo: Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbanaChaetoceros muelleri (tỉ lệ 1:1:1). Thí nghiệm được bố trí thành 5 nghiệm thức độ mặn: 18‰, 21‰, 24‰, 27‰, 30‰; mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Kết quả chỉ ra rằng ấu trùng sò huyết được ương ở độ mặn 24‰ đạt kích thước chiều dài là 170,86 ± 3,33 µm, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân là 5,97 ± 0,46 µm/ngày và tỉ lệ sống cao nhất là 38,33 ± 0,48%. Ở độ mặn 27‰, ấu trùng có chiều dài là 162,16 ± 0,66 µm, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân là 5,42 ± 0,65 µm/ngày, tỉ lệ sống đạt 37,50 ± 0,55%. Ấu trùng nuôi ở độ mặn 18‰ cho kết quả thấp nhất, chỉ đạt chiều dài 131,56 ± 0,23 µm, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày là 3,51± 0,64 µm/ngày và tỉ lệ sống chỉ đạt 21,96 ± 0,62%.

Tác giả

Phùng Bảy

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Nha Trang

Vũ Công Tâm

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Bồi dưỡng cán bộ, Trường Đại học Hạ Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-20
Chuyên mục
Bài viết