Biểu tượng Bạch Đằng giang trong thơ văn trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

  • Hà Ngọc Hoà
  • Huỳnh Văn Thắng
Từ khóa: Bạch Đằng, Nguyễn Mộng Tuân, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Trương Hán Siêu.

Tóm tắt

Trong các cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, với địa hình hiểm trở, sông Bạch Đằng đã trở thành tuyến phòng thủ đắc lực góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho các triều đại nhà Ngô, nhà Tiền Lê và nhà Trần. Với những chiến tích lừng lẫy ấy, sông Bạch Đằng đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của dân tộc và là nguồn cảm hứng sáng tạo cho thơ văn trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Bằng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, bài báo chứng minh biểu tượng Bạch Đằng giang được thể hiện khác nhau qua từng nhà thơ, từng giai đoạn lịch sử. Từ đấy cho thấy, thời đại và ý thức hệ luôn tác động sâu sắc đến ngòi bút của người nghệ sĩ. 

Tác giả

Hà Ngọc Hoà

Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Huỳnh Văn Thắng

Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-25
Chuyên mục
Bài viết