Tương quan Trần Tung, Trần Quang Triều, Trần Nhân Tông và xu hướng nhàn tản trong văn học trung đại Việt Nam

  • Lê Văn Tấn
  • Nguyễn Thị Hưởng
Từ khóa: Trần Nhân Tông, Trần Quang Triều, Trần Tung, văn học trung đại, xu hướng nhàn tản, Yên Tử.

Tóm tắt

Nhàn tản là trạng thái của xúc cảm nhưng cũng đồng thời là một lựa chọn lối sống của con người, dù ở bất kể không gian hay thời gian văn hóa nào. Xúc cảm cũng như ước muốn nhàn tản được hình thành khá sớm và nhàn tản nhanh chóng trở thành một xu hướng nổi bật trong văn học trung đại ngay từ thế kỉ X, trải dài suốt gần 10 thế kỉ sau đó với nhiều hiện tượng tác giả, tác phẩm độc đáo. Từ cái nhìn của loại hình học tác giả văn học (literature typology), nếu các nhà nghiên cứu từng phân chia thành các loại hình như tác giả Thiền sư; tác giả vua chúa, tướng lĩnh, quý tộc; tác giả nhà nho (nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử)... thì sự gặp gỡ dễ nhận thấy của tất cả các loại hình tác giả này chính là ở họ, trong những khoảnh khắc nhất định nào đó của trạng huống luôn tìm đến nhàn tản như một phương thức giải trí tiêu sầu, tiêu dao cùng non nước, mây trời để di dưỡng tính tình và tư tưởng trước tục lụy. Từ tiếp cận đó, dễ nhận thấy vị trí quan trọng không thể thay thế của nhóm tác giả thiền sư mà Trần Tung, Trần Quang Triều và Trần Nhân Tông là điển hình nhất. Gắn với không gian ẩn cư, nhàn tản mà quần thể danh thắng Yên Tử là tham chiếu căn bản, sáng tác của Trần Tung, Trần Quang Triều, Trần Nhân Tông có nhiều điểm gặp gỡ lí thú. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và luận giải trong bài viết. 

Tác giả

Lê Văn Tấn

Khoa Du lịch, Trường Đại học Công đoàn

Nguyễn Thị Hưởng

Khoa QHLĐ&CĐ, Trường Đại học Công đoàn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-15
Chuyên mục
Bài viết