Đánh giá hiệu quả của chương trình thử nghiệm phân loại rác tại kí túc xá Trường Đại học Hạ Long

  • Diệp Thị Thu Thủy
  • Nguyễn Thị Thắm
  • Hoàng Thị Bích Hồng
  • Nguyễn Thị Mai Ly
  • Đào Thị Vương
Từ khóa: hiệu quả, kinh tế xã hội, môi trường, phân loại rác, rác thải sinh hoạt.

Tóm tắt

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn phát sinh của Việt Nam có tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm. Phần lớn lượng chất thải rắn phát sinh hiện nay chỉ được xử lí bằng hình thức chôn lấp thô sơ. Việc phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai thường xuyên, rộng rãi mà mới chỉ được thực hiện thí điểm tại một số khu vực thuộc một vài đô thị lớn. Cùng với sự phát triển của Trường Đại học Hạ Long, khoảng hơn 1.700 sinh viên sống tại kí túc xá cơ sở 1 là nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt chính tại nhà trường. Mô hình thử nghiệm phân loại rác tại kí túc xá S1, Trường Đại học Hạ Long đã được thực hiện trong 02 tháng với lượng rác thu được gồm 2.029,6 kg rác hữu cơ, 829,3 kg rác tái chế và 3.906,5 kg rác thuộc các nhóm còn lại. Hệ số phát sinh rác thải sinh hoạt trung bình của sinh viên tại kí túc xá S1 là 0,310 kg/sinh viên/ngày. Mô hình đã thể hiện được tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc làm giảm lượng rác phát sinh cần xử lí là 41,3% và 43,2%, giảm được 3,5% chi phí cho việc xử lí rác thải của kí túc xá S1, đồng thời nâng cao nhận thức của sinh viên về rác thải và phân loại rác.

Tác giả

Diệp Thị Thu Thủy

Khoa Môi trường, Trường Đại học Hạ Long

Nguyễn Thị Thắm

Khoa Môi trường, Trường Đại học Hạ Long

Hoàng Thị Bích Hồng

Khoa Môi trường, Trường Đại học Hạ Long

Nguyễn Thị Mai Ly

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Bồi dưỡng cán bộ, Trường Đại học Hạ Long

Đào Thị Vương

Phòng Công tác chính trị, Quản lí và hỗ trợ sinh viên, Trường Đại học Hạ Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-15
Chuyên mục
Bài viết