Sáng tạo truyền thống trong văn hoá: Lí thuyết và thực tiễn tổ chức lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh

  • Ngô Hải Ninh
  • Nguyễn Thuỳ Linh
Từ khóa: lễ hội truyền thống, Quảng Ninh, sáng tạo truyền thống, tổ chức lễ hội.

Tóm tắt

Lễ hội truyền thống Quảng Ninh là một di sản văn hoá quý báu của các thế hệ cha ông truyền lại cho chúng ta hôm nay, là nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua nhiều thăng trầm khách quan và chủ quan, vấn đề tổ chức lễ hội Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung được hiểu là một quá trình đan xen nhiều động thái chính trị xã hội khác nhau của Nhà nước và cộng đồng, cho thấy vai trò hợp pháp của Nhà nước và cộng đồng từ quá khứ đến hiện tại đối với hoạt động tại các thực hành sinh hoạt lễ hội. Vận dụng lí thuyết “sáng tạo truyền thống” và trong khuôn khổ thời gian, không gian, nhân vật phụng thờ, diễn trình và giá trị lễ hội truyền thống, bài viết sẽ phân tích thực tiễn tổ chức một số lễ hội tiêu biểu tại Quảng Ninh hiện nay, từ đó thấy được một vài lí thuyết và thực tiễn trong việc tổ chức lễ hội truyền thống, hướng tới mục đích cuối cùng là trân trọng và vận dụng hiệu quả di sản văn hoá trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay.

Tác giả

Ngô Hải Ninh

Khoa Văn hoá, Trường Đại học Hạ Long

Nguyễn Thuỳ Linh

Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-25