LỖI VÀ NGUYÊN TẮC SỬA LỖI VIẾT CÂU TRONG VĂN BẢN CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

  • Mai Thị Vân
Từ khóa: An Giang, học sinh dân tộc Khmer, tiếng Việt.

Tóm tắt

Giáo dục tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số trong đó có học sinh dân tộc Khmer luôn là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên do một số nguyên nhân nên kết quả dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, nhiều học sinh còn mắc lỗi trong quá trình sử dụng tiếng Việt. Đặc biệt là trong quá trình tạo lập văn bản số lượng học sinh mắc lỗi viết câu rất cao. Vì vậy bài viết sẽ tập trung làm rõ những lỗi viết câu mà học sinh dân tộc Khmer ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang mắc phải trong quá trình tạo lập văn bản thông qua kết quả khảo sát 183 bài kiểm tra. Kết quả khảo sát đã cho thấy trong quá trình tạo lập văn bản học sinh dân tộc Khmer mắc rất nhiều lỗi nhưng chủ yếu là 4 nhóm lỗi đó là lỗi dấu câu, lỗi cấu trúc, lỗi logic và lỗi phong cách. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đã đưa ra 3 nguyên tắc sửa lỗi câu cho học sinh dân tộc Khmer đó là: Sửa lỗi câu phải nhằm khắc phục được các nguyên nhân chủ yếu của học sinh vùng song ngữ; Sửa lỗi câu phải giúp học sinh biết cách phát hiện lỗi, nhận biết nguyên nhân và cách sửa chữa và sửa câu phải chú ý đặt câu vào đoạn, bài và mục đích của người viết. Tuy bài viết mới chỉ dừng lại ở bước khởi đầu trong một phạm vi hẹp nhưng hy vọng trong một quá trình nghiên cứu khác, chúng tôi sẽ quay trở lại để tìm hiểu và mở rộng hơn vấn đề nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-13
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU