SỰ KIẾN TẠO CUỘC SỐNG MỚI CỦA BA CỘNG ĐỒNG DI CƯ CHĂM, KHMER, KINH TẠI NÔNG THÔN ĐÔNG NAM BỘ

Trần Hạnh Minh Phương

  • btv ĐH Hoa Sen
Từ khóa: di cư, Tây Nam Bộ, nông thôn Đông Nam Bộ, biến đổi khí hậu, cuộc sống mới

Tóm tắt

Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, thu nhập của nông dân là một trong những nguyên nhân khiến người nông dân rời Tây Nam Bộ (TNB) đi tìm nơi có việc làm ổn định và môi trường sống ít rủi ro hơn. Trong khi nhóm di dân đô thị chủ yếu kiếm việc làm tạm thời rồi quay về quê, nhóm di dân nông thôn thường có khuynh hướng định cư lâu dài tại vùng đất mới, nhất là Đông Nam Bộ là lựa chọn tối ưu đối với di cư từ TNB. Áp dụng phương pháp phân tích và so sánh, sử dụng nguồn dữ liệu định lượng và định tính trong khuôn khổ Dự án điều tra thực trạng kinh tế-xã hội của các hộ gia đình Tây Nam Bộ tại nông thôn các tỉnh Đông Nam Bộ hiện nay[1] bài viết trình bày sự kiến tạo cuộc sống mới của ba cộng đồng di cư Chăm, Khmer, Kinh. Nghiên cứu cho thấy cả ba cộng đồng đã kiến tạo thành công cuộc sống mới ở nông thôn Đông Nam Bộ. Điều đó hàm ý di cư nông thôn có tính ổn định cao hẳn so với di cư thành thị.

[1] Dự án do PGS.TS. Đỗ Hương Giang, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ làm chủ nhiệm

Trích dẫn bài báo này (H. M. P. Tran, 2024)

Tran, H. M. P. (2024). SỰ KIẾN TẠO CUỘC SỐNG MỚI CỦA BA CỘNG ĐỒNG DI CƯ CHĂM, KHMER, KINH TẠI NÔNG THÔN ĐÔNG NAM BỘ. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Hoa Sen, 3, 14–25. https://vjol.info.vn/index.php/dhs/article/view/94034

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-04-12