SỐ PHẬN NGƯỜI DÂN THUỘC ĐỊA TRONG TÁC PHẨM “BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP” CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC, GẦN MỘT THẾ KỶ NHÌN LẠI

  • Hoài Trần Thị Thu
Từ khóa: bản xứ; cai trị; Đông Dương; thuộc địa; thực dân

Tóm tắt

Kỷ niệm 96 năm ngày tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản lần đầu tiên tại nước Pháp (1925-2021) là dịp để chúng ta nhìn lại lịch sử dân tộc và thêm trân quý hơn những gì chúng ta đang có hôm nay. Gần một thế kỷ vật đổi sao dời với những biến động chính trị to lớn diễn ra trên đất nước ta, từ một nước thuộc địa, cuộc Cách mạng tháng Tám mùa Thu cách đây hơn ¾ thế kỷ đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập. Từ thân phận nô lệ, những người Việt Nam đã trở thành người làm chủ bản thân, làm chủ quê hương đất nước. Đó là một bước thay đổi mang tính cách mạng đầy ngoạn mục với các cá nhân cũng như với cả một dân tộc, một quốc gia. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một thế kỷ trước, dưới sự cai trị tàn bạo, phi nhân tính của một chế độ “ăn cướp, hiếp dâm, giết người”, người Việt Nam đã sống như thế nào, dân tộc Viêt Nam đã tồn tại ra sao? Trên cơ sở 12 chương của tác phẩm“Bản án chế độ thực dân Pháp”, tác giả đã tập trung vào nội dung miêu tả số phận người dân trong chế độ thuộc địa. Đây chính là tiêu chí quan trọng thể hiện bản chất của một chế độ chính trị. Nội dung này được thể hiện qua các vấn đề: Về thuế máu-thứ thuế độc nhất vô nhị trong chế độ thuộc địa; Việc đầu độc người bản xứ của chủ nghĩa thực dân; Chính sách sưu cao thuế nặng; Bệnh ăn cắp của viên chức và nạn phu phen, tạp dịch; Chính sách ngu dân và nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-08