NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN TỶ LỆ THÀNH THỤC CỦA CÁ BỐNG TRO (BATHYGOBIUS FUSCUS RUPPELL, 1830)

  • Phạm Xuân Chính

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tỷ lệ thành thục của cá bống tro (Bathygobius fuscus, Ruppell 1830) được tiến hành tại trại sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản Ngọc Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Cá bố mẹ được tập hợp từ tự nhiên. Cá được nuôi vỗ trong bể xi măng, môi trường nước bể: nhiệt độ 27-30oC; pH 7,5-8,5; độ mặn 12-20‰. Thức ăn sử dụng là thức ăn tươi sống gồm cá tạp, mực, tôm và thức ăn công nghiệp, với khẩu phần cho ăn từ 5-7% khối lượng thân. Sau thời gian nuôi vỗ 16 ngày cá bắt đầu thành thục và tham gia sinh sản. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành thục ở cá có sự khác nhau khi nuôi vỗ trong các nghiệm thức thức ăn khác nhau và độ mặn khác nhau (P<0,05). Cụ thể ở nghiệm thức nuôi vỗ sử dụng 60% cá tạp + 20% mực + 20% tôm tỷ lệ thành thục đạt cao nhất (77,0±6,2% đối với cá cái; 79,6±6,7% đối với cá đực). Nuôi vỗ trong các điều kiện độ mặn khác nhau, cá đạt tỷ lệ thành thục cao nhất ở độ mặn 15‰ (81,1±1,1% đối với cá cái và 84,4±1,5% đối với cá đực)  
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-01-07