Tranh lụa Việt Nam

Tranh lụa Việt Nam

  • Lê Hoài Đức
Từ khóa: lụa, nghệ thuật, bố cục

Tóm tắt

Tranh lụa là dòng tranh đã được đưa vào trong sáng tác hội họa từ năm 1930 do các họa sĩ trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương sáng tạo và hoàn thiện về kĩ thuật thể hiện. Qua khảo sát các chất liệu hội họa, chúng tôi nhận thấy lụa là một chất liệu có những đắc trưng riêng về tạo hình. Tranh lụa mang những nét riêng của hội họa phương đông nhưng ảnh hưởng nhiều từ hội họa phương Tây. Bài viết đi theo hướng phân tích đặc điểm tạo hình và đã làm rõ được những đặc trưng cơ bản của tranh lụa Việt Nam về phương diệm mĩ thuật như: Tạo hình, bố cục của tranh lụa theo xu hướng phương Tây, màu sắc gần gũi với bảng mày phương Đông, quá trình phát triển gắn với các giai đoạn của lịch sử dân tộc. Ưu thế chất liệu cũng như giá trị biểu đạt của tranh lụa hoàn toàn riêng biệt so với các chất liệu hội họa khác, đó là cái đẹp của nét vẽ, sự giản dị huyền ảo của nền tranh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-08