Tổng hợp vật liệu hấp phụ từ bentonite và vỏ trấu ứng dụng xử lý nước thải tại trường Đại học Cửu Long

  • ThS. Trương Linh Phương

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tạo ra một loại vật liệu hấp phụ rẻ tiền từ bentonite và vỏ trấu có khả năng hấp phụ, loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, đã tổng hợp thành công vật liệu hấp phụ với tỉ lệ phối trộn bentonite/vỏ trấu là 50/50% (wt/wt), nhiệt phân ở 600°C trong 2 giờ (M50-600/2h). Đặc tính vật liệu được nghiên cứu bằng các phương pháp XRD, SEM và BET. Kết quả XRD cho thấy, vật liệu hấp phụ có các peak đặc trưng của nguyên liệu chính là bentonite, vỏ trấu nhiệt phân; qua ảnh SEM có cấu trúc xốp hơn so với bentonite thô; có diện tích bề mặt S A = 87,0 m²/g lớn hơn khoảng 4,1 lần so bentonite thô (SA = 21,2 m²/g), và lớn hơn gần 2,5 lần bentonite trong tài liệu tham khảo quốc tế (SA= 35,0 m²/g). Thực nghiệm khảo sát khả năng hấp phụ trên dung dịch nước thải đã sơ xử lý cơ học tại trường Đại học Cửu Long, kết quả làm mắt màu hoàn toàn với hiệu suất đạt 100%.

Từ khóa: Nước thải, bentonite, vỏ trấu nhiệt phân.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-20
Chuyên mục
BÀI BÁO