https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/issue/feed Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành 2024-04-12T05:27:15+07:00 Cao Hiển hilitec@yahoo.com Open Journal Systems <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành</strong></p> https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93894 Ứng dụng mô hình học máy trong phân tích asiaticoside và madecassoside trong Rau má (Centella asiatica) 2024-04-10T05:50:23+07:00 Tạ Thị Thảo tathithao@hus.edu.vn Nguyễn Diệu Linh tathithao@hus.edu.vn Nguyễn Thị Hà Ly tathithao@hus.edu.vn Hoàng Thị Tuyết tathithao@hus.edu.vn Đỗ Thị Hà tathithao@hus.edu.vn Nguyễn Lâm Hồng tathithao@hus.edu.vn Trần Thị Huế tathithao@hus.edu.vn Nguyễn Đức Thành tathithao@hus.edu.vn Phạm Gia Bách tathithao@hus.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp; Mạng nơ ron nhân tạo (ANN), một lĩnh vực của học máy, hiện đã được ứng dụng rộng rãi trong hóa học phân tích với nhiều mục đích khác nhau như phân loại/nhận dạng mẫu, dự đoán và mô hình hóa. Nghiên cứu này cho thấy ANN đóng vai trò quan trọng như một phương pháp hồi quy phi tuyến, kết hợp với phương pháp quang phổ UV để giải quyết vấn đề chồng phổ sử dụng ma trận chứa nền mẫu phức tạp của thuốc thảo dược. Mô hình ANN đã được sử dụng thành công để xác định đồng thời asiaticoside và madecassoside trong mẫu rau Má (<em>Centella asiatica</em>) thu từ nhiều tỉnh khác nhau ở Việt Nam dựa trên phổ UV của mẫu chuẩn đối chiếu và mẫu thêm chuẩn. Phổ hấp thụ của 108 mẫu <em>C. asiatica</em> (có nồng độ asiaticoside được xác định bằng phương pháp HPLC và nồng độ madecassoside được phân tích bằng phương pháp LC/MS/MS) ở vùng phổ từ (190-250) nm với khoảng cách đo độ hấp thụ quang 1 nm (61 biến/cột) được sử dụng để thu thập dữ liệu đầu vào. Một mô hình ANN sử dụng hàm traincgb với 40 lớp ẩn đã được huấn luyện. Các hệ số tương quan thể hiện mối quan hệ giữa giá trị thực tế (trong các mẫu tham chiếu) và giá trị dự đoán của bộ mẫu hiệu chuẩn và bộ mẫu kiểm tra đều cao hơn 0,9999. Nồng độ asiaticoside và madecassoside trong 18 mẫu <em>C. asiatica</em> được xác định bằng mô hình ANN tối ưu cho thấy độ thu hồi tốt (lần lượt là 100,7 % và 100 %) so với giá trị tham chiếu thu được bằng HPLC và LC/MS/MS. Mô hình ANN đã chứng tỏ là công cụ định lượng tốt để phân tích đồng thời hai chất trong nền mẫu thảo dược với quy trình chuẩn bị mẫu đơn giản và quang phổ UV. Phương pháp phân tích đề xuất cho thấy có thể tiết kiệm thời gian, dễ dàng xác định nồng độ và thân thiện với môi trường.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93896 Tối ưu bước đầu quy trình chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu từ vỏ Cam sành (Citrus sinensis Osbeck L.) và đánh giá chất lượng tinh dầu 2024-04-10T05:57:12+07:00 Phan Thị Anh Đào daopta@hcmute.edu.vn Nguyễn Văn Đạt daopta@hcmute.edu.vn Huỳnh Thị Bích Hồng daopta@hcmute.edu.vn Nguyễn Thanh Duy daopta@hcmute.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Nghiên cứu bước đầu tối ưu quy trình chiết xuất tinh dầu từ vỏ Cam sành (<em>Citrus sinensis</em> Osbeck L.) đã được thực hiện trên quy mô semi-pilot với hiệu suất đạt được 4,20 (%, g/100 g mẫu tươi). Điều kiện chưng cất lôi cuốn hơi nước tối ưu gồm có nguyên liệu vỏ &nbsp;Cam đông lạnh, xay nhỏ, tỷ lệ khối lượng nguyên liệu và nước là 1/3, thời gian 150 phút. Tinh dầu Cam được đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, hàm lượng kim loại nặng, và các chỉ tiêu vật lý gồm có tỷ trọng, góc quay cực, hệ số khúc xạ phù hợp TCVN.&nbsp; Đặc biệt, kết quả thành phần D-limonene chiếm 98,12 &nbsp;%, cao hơn các tinh dầu Cam thông thường. Điều này cho thấy tiềm năng sản xuất tinh dầu chất lượng cao từ phụ phẩm vỏ Cam sành trong trong công nghiệp.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93897 Tăng cường huấn luyện mô hình học tự chú ý cho phân tích và phân đoạn tiếng nói 2024-04-10T06:02:28+07:00 Hà Minh Tân hmtan@ntt.edu.vn Nguyễn Kim Quốc hmtan@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp tăng cường mới sử dụng mô hình tự chú ý để phân tách giọng nói đơn kênh. Đầu tiên, đóng băng tất cả các lớp trong mô hình tự chú ý đã được huấn luyện trước. Tiếp theo, tiến hành huấn luyện lại mô hình qua ba giai đoạn, sử dụng cơ chế lập lịch để điều chỉnh tốc độ học tập và mở khóa các lớp trong mô hình theo lịch trình. Qua quá trình này, mô hình được cập nhật và nâng cấp từ kiến thức trước đó, giúp cải thiện hiệu suất mô hình đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí huấn luyện. Phương pháp này không chỉ giúp tăng hiệu suất của mô hình so với các phương pháp truyền thống mà còn có thể được áp dụng để cải thiện hiệu suất của các mô hình hiện có. Kết quả thử nghiệm choa thấy rằng mô hình được huấn luyện theo phương pháp này vượt trội hơn các phương pháp hiện tại đối với nhiệm vụ tách giọng nói đơn âm trên các tập dữ liệu thông thường.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93899 So sánh hiệu quả các mô hình học máy trong đánh giá rủi ro tín dụng 2024-04-10T06:17:41+07:00 Cao Văn Kiên cvkien@ntt.edu.vn Vũ Thuận An cvkien@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp; Trong ngành ngân hàng, quản lý rủi ro tín dụng ngày càng trở nên phức tạp và quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Rủi ro tín dụng là một trong những thách thức chính đối diện các tổ chức tài chính, khi những người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Để giảm thiểu rủi ro này, các phương pháp học máy đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc đánh giá khả năng vay của cá nhân. Nghiên cứu này so sánh hiệu suất của bốn mô hình học máy phổ biến: “Cây quyết định”, “Rừng ngẫu nhiên”, “Máy véctơ hỗ trợ”, và “Hồi quy logistic” trong việc đánh giá rủi ro tín dụng. Dữ liệu đã trải qua kiểm thử và phân tích cho thấy mô hình “Rừng ngẫu nhiên” vượt trội hơn so với các mô hình còn lại, với độ chính xác cao nhất là 93,22 %. Kết quả này cung cấp cái nhìn sâu sắc về khả năng ứng dụng của các mô hình học máy trong việc đánh giá rủi ro tín dụng và có thể hỗ trợ các tổ chức tài chính trong quyết định về việc cấp tín dụng cho cá nhân.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93900 Đánh giá hoạt độ phóng xạ trong than, tro xỉ của một số nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam 2024-04-10T06:16:29+07:00 Nguyễn Quang Đạo tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Than đá đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngành năng lượng trên thế giới. Tuy nhiên, tro xỉ (các sản phẩm của quá trình đốt than) chứa phóng xạ, kim loại độc hại, thải ra từ các nhà máy nhiệt điện đang là mối lo ngại đối với môi trường. Trong nghiên cứu này, hệ phổ kế gamma HPGe được sử dụng để xác định hoạt độ phóng xạ trong các mẫu than, tro bay, xỉ và hệ số tăng cường trong một số nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam. Kết quả cho thấy hoạt độ phóng xạ trong các mẫu khá ngẫu nhiên. Trung bình hoạt độ phóng xạ trong mẫu giảm dần theo thứ tự: tro bay &gt; xỉ &gt; than. Có sự tăng cường hoạt độ phóng xạ tự nhiên trong các sản phẩm đốt than, hệ số tăng cường dao động từ 1,22 (xỉ/than) của <sup>40</sup>K trong mẫu DH3 – Đ.1 đến 5,21 (tro/than) của <sup>232</sup>Th trong mẫu VT 4 - Đ.1. Số liệu về phóng xạ cung cấp động lực để phát triển và thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới, tiên tiến hơn để giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường từ nhà máy nhiệt điện.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93964 Nghiên cứu tác động chiếu sáng ngắt đêm bằng đèn LED chuyên dụng đến sự ra hoa cây Cúc (Chrysanthemum indicum L.) trên hệ thống thủy canh 2024-04-11T06:22:24+07:00 Ngô Minh Dũng tapchikhcn@ntt.edu.vn Trương Thanh Hưng tapchikhcn@ntt.edu.vn Phạm Công Luân tapchikhcn@ntt.edu.vn Nguyễn Quang Thạch tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Nghiên cứu đánh giá tác động của việc chiếu sáng ngắt đêm gồm thời lượng, thời điểm chiếu sáng, đồng thời xác định loại đèn LED có ánh sáng chuyên dụng phù hợp cho hiệu quả cao với việc kìm hãm ra hoa của cây hoa Cúc trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố (CRD) với 3 lần lặp lại trong nhà màng. Kết quả của nghiên cứu đã xác định được thời lượng chiếu sáng thích hợp là 90 phút/đêm, thời điểm là lúc 3 giờ 00 phút mỗi đêm và chiếu liên tục trong 40 đêm/vụ giúp cho cây sinh trưởng (chiều cao cây 49,75cm, số lá; 29,08 lá) chất lượng hoa tốt (đường kính hoa cực đại 61,32 mm, độ bền hoa đạt 19 ngày), đồng thời cho hiệu quả trong việc kìm hãm ra hoa, ra hoa chậm hơn 27,9 ngày so với đối chứng không chiếu sáng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã xác định được loại đèn LED chuyên dụng có ánh sáng tập trung vùng 660 nm, có phổ ánh sáng màu đỏ 730 nm do Viện Nghiên cứu và Phát triển Sinh học Nông nghiệp tiên tiến – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đề xuất chế tạo (sau đây gọi là đèn LED chuyên dụng) là đèn cho hiệu quả tiết kiệm điện trong quy trình chiếu sáng để điều khiển ra hoa cho cây hoa Cúc.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93966 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzym alpha-glucosidase của Dền gai (Amaranthus spinosus L. Amaranthaceae) 2024-04-12T05:27:13+07:00 Lư Bích Ngọc Giàu tapchikhcn@ntt.edu.vn Phan Thiện Vy2 tapchikhcn@ntt.edu.vn Nguyễn Phương Thanh Ngân tapchikhcn@ntt.edu.vn Phạm Thị Hương Giang tapchikhcn@ntt.edu.vn Phùng Võ Duy Khang tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; Nghiên cứu được thực hiện nhằm làm rõ đặc điểm thực vật và cung cấp thêm thông tin về hoạt tính hạ đường huyết của Dền gai tại Việt Nam. Dền gai được định danh bằng phương pháp ADN, khảo sát đặc điểm hình thái bằng phương pháp thường quy. Sơ bộ hóa thực vật theo phương pháp Ciuley cải tiến bởi Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Chiết xuất cao toàn phần và 5 cao phân đoạn petroleum ether, chlorofrom, ethyl acetat, <em>n</em>-butanol, nước. Thử hoạt tính chống oxy hóa dựa trên mô hình 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) và ức chế enzym <em>α</em>-glucosidase trên 6 mẫu cao chiết. Nghiên cứu đã xác định được loài Dền gai (<em>Amaranthus spinosus</em>) bằng phương pháp giải trình tự gen <em>mat</em>K, đặc điểm hình thái tương đồng với tài liệu tham khảo. Thành phần hóa học có chứa chất béo, acid hữu cơ, flavonoid, carotenoid, triterpen, saponin, tanin, chất khử và hợp chất polyuronic. Cao phân đoạn chloroform có hoạt tính chống oxi hóa (IC<sub>50</sub> 144,97 μg/mL) và ức chế enzym <em>α</em>-glucosidase (IC<sub>50</sub> 239,25 μg/mL) tốt nhất. Mẫu chứng dương vitamin C (IC<sub>50</sub> 10,95 μg/mL) và acarbose (IC<sub>50</sub> 254,03 μg/mL).</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93988 Xác định vi nấm gây bệnh thối thân cây Xương rồng Nopal (Opuntia ficus-indica) trồng tại Ninh Thuận 2024-04-11T10:14:42+07:00 Hồ Thị Cẩm Nguyên tapchikhcn@ntt.edu.vn Nguyễn Thị Thư Nhã tapchikhcn@ntt.edu.vn Đoàn Thị Kim Phụng tapchikhcn@ntt.edu.vn Nguyễn Thị Nhã tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Xương rồng Nopal (<em>Opuntia ficus-indica</em>) vừa là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người và gia súc, vừa là giải pháp lý tưởng cho những vùng đất hoang hóa, đất cát nhiễm mặn ven biển bỏ hoang không canh tác nông nghiệp được của Việt Nam, đặc biệt là Ninh Thuận. Những năm gần đây, bệnh thối thân Xương rồng Nopal đã xuất hiện và nhanh chóng lây lan làm đổ gãy cây, ảnh hưởng đến đến năng suất và làm giảm hiệu quả canh tác. Dựa vào đặc điểm hình thái và trình tự DNA vùng ITS, vi nấm gây bệnh được xác định là <em>Macrophomina</em> sp. và <em>Lasiodiplodia theobromae</em>. Phân tích cây phát sinh loài dựa trên trình tự vùng ITS cho thấy 2 vi nấm này phân bố cùng nhóm với các phân lập khác của <em>Macrophomina</em> sp. và <em>L. theobromae </em>trên GenBank. Các thí nghiệm về khả năng gây bệnh đã được thực hiện và đáp ứng định đề của Koch. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh vai trò của cả 2 vi nấm trong việc gây bệnh thối thân trên Xương rồng Nopal, cung cấp thông tin quan trọng giúp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ hợp lý, hiệu quả.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93989 Trích ly và khảo sát hàm lượng polyphenol, hoạt tính kháng oxy hóa của dịch chiết ethanol từ hoa Hẹ (Allium ramosum L.) 2024-04-11T10:20:48+07:00 Lê Hải Đường tapchikhcn@ntt.edu.vn Bùi Gia Linh tapchikhcn@ntt.edu.vn Trần Thị Trang tapchikhcn@ntt.edu.vn Trương Thị Thu Thảo tapchikhcn@ntt.edu.vn Nguyễn Ánh Tuyết tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của điều kiện trích ly dịch chiết ethanol từ hoa Hẹ (<em>Allium ramosum</em> L.), đồng thời khảo sát hàm lượng polyphenol, hoạt tính kháng oxi hoá của dịch chiết đó. Nghiên cứu này sử dụng sự hỗ trợ của sóng siêu âm để khảo sát quy trình trích ly và cho kết quả tối ưu là sử dụng dung môi ethanol 75 %, siêu âm ở nhiệt độ 50 <sup>o</sup>C trong thời gian 45 phút, đồng thời sử dụng phương pháp Folin-Ciocalteu xác định hàm lượng polyphenol và phương pháp DPPH khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của dịch đã chiết. Kết quả thu được đối với hàm lượng polyphenol là (51,30 ± 0,01) mgGAE/mL, đối với hoạt tính kháng oxy hóa là (0,383 ± 0,001) mg dịch chiết/mL. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã nhận danh được một số nhóm chất chính như phenolic, flavonoid, alkanoid trong dịch chiết bằng phương pháp hóa học. Với kết quả đạt được, ngoài việc cung cấp thêm một số thông tin khoa học về hoa Hẹ mà trước đây chưa được khám phá, kết quả nghiên cứu còn đóng góp vào việc nâng cao giá trị của một loại dược liệu quý vốn đã rất quen thuộc với người dân và góp phần làm phong phú thêm kho tàng những cây thuốc và vị thuốc cổ truyền Việt Nam.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/93990 Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý và phủ màng bằng chitosan đến hiệu quả bảo quản Xoài Tứ quý sau thu hoạch 2024-04-11T10:26:07+07:00 Nguyễn Thị Thương tapchikhcn@ntt.edu.vn Phạm Trần Bảo Trân tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý kết hợp với chế phẩm chitosan trên hiệu quả bảo quản Xoài Tứ quý. Sự thay đổi về khối lượng, tổng hàm lượng chất rắn hoà tan, và tổng hàm lượng vitamin C của Xoài Tứ quý sau thu hoạch được tiền xử lý trước khi bảo quản bằng dung dịch chitosan đã được đánh giá. Kết quả cho thấy, điều kiện xử lý phù hợp nhất được xác định là rửa bằng chlorine 200 ppm trong 15 phút và sau đó được chần với nước ấm 50 ℃ trong 5 phút trước khi được phủ màng bằng chế phẩm chitosan 1 % bằng phương pháp nhúng. Ở điều kiện xử lý này, tỷ lệ hao hụt khối lượng (12,96 %), sự thay đổi tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (12,15 %) và vitamin C (15,09 mg/100g) sau 13 ngày lưu trữ ở 30 ℃ là thấp nhất, giúp giảm tổn thất sau thu hoạch của Xoài Tứ quý. Qua tìm hiểu tài liệu, chưa có nghiên cứu nào trên việc đánh giá hiệu quả bảo quản Xoài Tứ quý được xử lý bằng chlorine và nước nóng kết hợp với chế phẩm chitosan. Kết quả của đề tài có thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng trọt, kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu Xoài Tứ quý.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/94008 So sánh đặc điểm hình thái và vi cấu tạo loài Vối ( Syzygium nervosum A.Cunn. ex DC.) và loài Mận ( Syzygium samarangense (Blume) Merr. & L.M.Perry) thuộc chi Trâm Syzygium - họ Sim ( Myrtaceae) 2024-04-12T04:30:46+07:00 Trần Thị Ngọc Hải tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; Hai loài Vối và Mận thuộc họ Sim (Myrtaceae), thu hái tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được mô tả và so sánh chi tiết về đặc điểm hình thái, cấu trúc vi phẫu và phân tích bột dược liệu. Phương pháp nghiên cứu bao gồm việc phân tích, mô tả, chụp hình, và sử dụng kỹ thuật soi kính hiển vi quang học. Kết quả phân tích giải phẫu của rễ, thân và lá cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong cấu trúc của hệ thống mô dẫn ở vi phẫu rễ. Sự khác biệt giữa 2 loài cũng được thể hiện ở hình dạng cấu trúc của mô dẫn ở lá và cuống lá giữa hai loài Vối và Mận. Từ những kết quả thu được về đặc điểm hình thái và giải phẫu, cả hai loài cho thấy có những đặc điểm vĩ mô và vi mô riêng biệt. Sự khác biệt này có thể được sử dụng để phân biệt và xác định quan hệ họ hàng gần giữa các loài thực vật, đồng thời cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng cho nghiên cứu các loài thực vật.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/94011 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022 2024-04-12T05:03:53+07:00 Trần Thị Phương Uyên tapchikhcn@ntt.edu.vn Hà Bình Thuận tapchikhcn@ntt.edu.vn Phạm Hồng Thắm tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; Viêm phổi bệnh viện&nbsp; thường do các vi khuẩn đa kháng thuốc và có tỉ lệ tử vong cao. Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát việc tuân thủ sử dụng kháng sinh với hướng dẫn của Hội các bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ (IDSA) và Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) năm 2016 về chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong năm 2022. Kết quả: thu thập 250 hồ sơ bệnh án, tuổi trung bình là 67,45 ± 15,8; nam chiếm 54,4 %. Kháng sinh điều trị ban đầu theo kinh nghiệm: b-lactam được dùng nhiều nhất, có 82,5 % hoạt chất kháng sinh phù hợp với hướng dẫn, thường sử dụng piperacillin/tazobactam + levofloxacin (10%). Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn gram âm đa kháng (79,4 %): nổi bật là&nbsp; <em>A. baumannii </em>(26,5 %). Có 38 % bệnh nhân được làm kháng sinh đồ. Sau khi có kháng sinh đồ: thường sử dụng colistin + ampicillin/sulbactam (7,8 %). 73,4 % phác đồ dùng theo kháng sinh đồ. 68 % bệnh nhân đã được điều trị thành công. Kết luận: tác nhân phổ biến nhất trong viêm phổi bệnh viện là vi khuẩn gram âm, có tỷ lệ đề kháng cao. Việc sử dụng kháng sinh tương đối tuân thủ theo hướng dẫn.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/94016 Sử dụng phương pháp Delphi nhằm xây dựng các tiêu chí công nghệ để đánh giá sự sẵn sàng đào tạo trực tuyến 2024-04-12T05:21:54+07:00 Trần Hoàng Cẩm Tú tapchikhcn@ntt.edu.vn Vũ Nhật Phương tapchikhcn@ntt.edu.vn Đoàn Thị Hương Thảo tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Ngày càng nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam đã áp dụng e-learning để tận dụng các cơ hội mà phương thức này mang lại. Tuy nhiên, việc triển khai e-learning phụ thuộc vào sự sẵn sàng của nhiều bộ phận trong tổ chức đó, đặc biệt là các yếu tố liên quan lĩnh vực công nghệ. Mục tiêu của bài báo này là chỉ ra khái niệm tổng quát và xây dựng thang đo liên quan tới yếu tố công nghệ nhằm đánh giá sự sẵn sàng triển khai đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Thông qua hai vòng phỏng vấn Delphi với 17 chuyên gia, nhóm tác giả đã đưa ra khái niệm và các thang đo của tám nội dung thuộc yếu tố công nghệ bao gồm: phần cứng, phần mềm, tính kết nối, tính bảo mật, tính linh hoạt, kỹ năng và sự hỗ trợ và trung tâm dữ liệu. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học xác định sự sẵn sàng triển khai dự án e-learning trong phạm vi các tiêu chí thuộc yếu tố công nghệ.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/dh-NTT/article/view/94014 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định làm thêm của sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 2024-04-12T05:23:15+07:00 Vũ Nhật Phương tapchikhcn@ntt.edu.vn Nguyễn Giang Đô tapchikhcn@ntt.edu.vn <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố dựa trên lý thuyết nhu cầu (Maslow), lý thuyết làm việc bán thời gian (Thurman và Trah), lý thuyết định hướng cơ bản (Warren) và khảo cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 326 sinh viên. Kiểm định từ Smart-PLS 4.0 cho thấy lợi ích kinh tế và mong muốn tạo lập, duy trì các mối quan hệ xã hội là hai yếu tố có tác động lớn nhất tới quyết định làm thêm của sinh viên. Kết quả còn cho thấy quan hệ xã hội là yếu tố trung gian trong việc giải thích động lực làm thêm của sinh viên từ nhiều yếu tố trong đó tích lũy kỹ năng nghề nghiệp có tác động gián tiếp mạnh nhất. &nbsp;Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của mối quan hệ xã hội và tác động gián tiếp của kỹ năng nghề nghiệp đối với quyết định làm thêm của sinh viên, cũng như tác động gián tiếp của kỹ năng nghề nghiệp thông qua mong muốn được mở rộng mối quan hệ xã hội.</p> 2024-04-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c)