So sánh hiệu quả dùng đường uống giữa PPIs và H2RAs trên đối tượng dự phòng và theo dõi tỉ lệ tái phát liên quan đến loét dạ dày-tá tràng từ năm 1985-2022: đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp

  • Cao Kim Xoa
  • Trần Võ Ngọc Minh
  • Nguyễn Diễm Kiều
Từ khóa: Phân tích gộp, dự phòng loét, tái phát vết loét, loét dạ dày-tá tràng

Tóm tắt

   Hiện nay, mặc dù có nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng so sánh hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng histamin H2 liên quan đến bệnh lí loét dạ dày-tá tràng nhưng các nghiên cứu phân tích gộp về đề tài này còn hạn chế và những kết luận chưa đi đến thống nhất. Vậy nên, một phân tích theo mô hình tổng hợp các RCT được đánh giá chất lượng bằng công cụ Cochrane Collaboration là điều cần thiết. Nghiên cứu được sàng lọc trên 3 nguồn dữ liệu Pubmed, Cochrane, Embase từ 01/01/1985 đến 31/05/2022. Số liệu thống kê được thể hiện dưới dạng tỉ số chênh, khoảng tin cậy (KTC) là 95 % và sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Kết quả: thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả điều trị tốt hơn hơn thuốc kháng histamin H2. Cụ thể trên đối tượng dự phòng là 0,15               (KTC 95 %: 0,05-0,44), theo dõi tỉ lệ tái phát sau điều trị không dùng thuốc là 0,92 (KTC 95 %: 0,75-1,14) và có dùng thuốc là 0,50 (KTC 95 %: 0,31-0,80). Kết luận: thuốc ức chế bơm proton là thuốc đầu tay trong dự phòng và theo dõi tỉ lệ tái phát sau khi điều trị lành vết loét.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-22
Chuyên mục
KHOA HOC CÔNG NGHỆ