So sánh từ và cụm từ mô phỏng tiếng cười trong ngôn ngữ Việt Nam- Trung Quốc ở góc độ giao tiếp liên văn hóa

  • Khuất Thị Tú Anh
Từ khóa: Giao tiếp liên văn hóa, ngôn ngữ giọng nói, cười, tiếng cười, xung đột văn hóa

Tóm tắt

Xu thế kinh tế hóa toàn cầu hóa kéo theo sự giao thoa kinh tế, văn hóa mạnh mẽ giữa các quốc gia khu vực, giao lưu giữa người với người ngày càng mở rộng và trở nên thuận tiện hơn, cũng chính vì thế giao tiếp liên văn hóa đã trở thành một hiện tượng tồn tại song song trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Giao tiếp liên văn hóa được thực hiện thông qua hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, mà ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là tài sản của mỗi quốc gia dân tộc, mang trong mình bản sắc văn hóa sâu sắc, phản ánh thế giới quan của dân tộc đó đối với sự vật và hiện tượng xung quanh mình. Trong giao tiếp liên văn hóa, hành vi giao tiếp có thể được thực hiện từ hai hay nhiều cá thể có bối cảnh văn hóa khá giống hoặc khác nhau, dẫn đến xung đột văn hóa là điểu khó tránh khỏi. Việt Nam - Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có chung tư tưởng triết học Nho giáo, trên nhiều phương diện văn hóa có sự tương đồng khá lớn. Bài nghiên cứu này chủ yếu đưa ra nhận thức và điểm giống khác nhau trong từ và cụm từ mô phỏng tiếng cười của ngôn ngữ Việt Nam - Trung Quốc ở góc độ giao tiếp liên văn hóa và hàm ý văn hóa đặc sắc của hai dân tộc ẩn chứa bên trong nó, giúp đọc giả hiểu thêm về văn hóa hai nước từ những điều giản đơn nhất trong cuộc sống, đồng thời tránh được xung đột văn hóa không đáng có.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-31
Chuyên mục
Bài viết