Cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng phát triển giáo dục Đại học Việt Nam

  • GS. TS Nguyễn Lộc
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đại học 4.0, cá nhân hóa học tập, giáo dục đại học Việt Nam

Tóm tắt

Bài báo có mục đích phân tích toàn diện những đổi mới cần thiết đối với giáo dục đại học trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trước tiên bài báo làm sáng tỏ bản chất của Giáo dục 4.0 như một mức độ nâng cao vượt bậc của cái gọi là cá nhân hóa việc học tập (Personaliased Learning) trên cơ sở áp dụng các công nghệ đột phá, coi cá nhân hóa việc học tập như là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển của các thuyết học tập, các thuyết cách tân về tài chính, quản lý cũng như công nghệ v.v… trong giáo dục. Đặc biệt, các phân tích được tập trung vào các đổi mới được cho là đóng vai trò chủ đạo cho giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, đó là mục tiêu cách tân và tạo giá trị mới, xây dựng chương trình theo tiếp cận xuyên ngành (Transdisciplinary Curriculum), tiếp cận vai trò nhà trường như một hệ sinh thái học tập (Learning Ecosystems) và sự cần thiết tăng cường nâng cao tối đa mức độ trải nghiệm trong dạy học thông qua áp dụng công nghệ đặc trưng của Công nghiệp 4.0 là Thực tế ảo (Virtual Reality) và Thực tế tăng cường (Augmented Reality). Cuối cùng, bài báo thử đưa ra đánh giá vị thế của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay dưới các góc độ chất lượng, trình độ công nghệ thông tin, qua đó đề xuất một số khuyến cáo định hướng cho Việt Nam trong thời gian sắp tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-27