CÁC DI TÍCH CÔNG XƯỞNG Ở TÂY NGUYÊN TRONG HỆ THỐNG CÔNG XƯỞNG CHẾ TÁC RÌU ĐÁ Ở ĐÔNG NAM BỘ

  • Lê Xuân Hưng

Tóm tắt

Công xưởng hay di chỉ cư trú - xưởng thời tiền sử là nơi chế tác ra một loại hình sản phẩm nào đó (công cụ đá, gốm, trang sức,…) phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và trao đổi giữa các cộng đồng cư dân cổ. Đến nay, ở Tây Nguyên đã phát hiện và nghiên cứu được gần 170 di chỉ khảo cổ thời tiền sử. Đáng chú ý là các nhà khảo cổ học đã phát hiện và nghiên cứu 47 di tích công xưởng; trong đó 10 di tích được khai quật. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày ngắn gọn kết quả nghiên cứu một số di tích công xưởng tiêu biểu ở Tây Nguyên. Thông qua đó, chúng tôi so sánh một số điểm tương đồng và khác biệt về loại hình di tích, di vật đặc trưng giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thời tiền sử. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-05-08
Chuyên mục
Bài viết