Tạp chí Kiến trúc Việt Nam https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN <p><strong>Tạp chí của Viện Kiến trúc Quốc gia</strong></p> Bộ Xây dựng vi-VN Tạp chí Kiến trúc Việt Nam Những dấu ấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2023 https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91230 <p>Năm 2023, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của ngành Xây dựng ước đạt 7,3-7,5%. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị đạt 53,9%. Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung khoảng 96%. Diện tích nhà ở bình quân cả nước là 26m2 sàn/người. Tỷ lệ kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính được đồng bộ đầy đủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 100%.</p> tcktvn@gmail.com Châu Minh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-19 2024-02-19 1 248-249 10 10 Vai trò của quy chế quản lý kiến trúc trong bảo tồn và phát triển kiến trúc Việt Nam https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91235 <p>Trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương - Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) để cùng luận bàn một số vấn đề về định hướng kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống, phát huy hiệu quả quy chế quản lý kiến trúc để cân bằng và hài hòa giữa Bảo tồn và Phát triển - Truyền thống và Hiện đại - Bản sắc và Tiên tiến. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!</p> tcktvn@gmail.com Thị Liên Hương Mai Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-19 2024-02-19 1 248-249 16 16 Lược sử 100 năm Quy hoạch Hà Nội qua các tấm bản đồ https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91460 <p>KTS Ernest Hébrard (1875-1933) được bổ nhiệm đứng đầu Sở Kiến trúc Quy hoạch đô thị trung ương (Đông Dương) năm 1923, tới năm 1924 công bố sơ đồ quy hoạch Hà Nội, bài viết điểm qua các bản quy hoạch đã thực hiện trong 100 năm qua (1924-2024), so sánh mô hình quan hệ giữa quy hoạch và quản lý đất đai.</p> tcktvn@gmail.com Huy Ánh Trần Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 20 20 Công trình xanh - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91458 <p>Phát triển công trình xanh trong lĩnh vực xây dựng đang là xu hướng tất yếu, không chỉ tạo ra những công trình đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, mà còn là giải pháp đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam.</p> tcktvn@gmail.com Xuân Hải Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 24 24 Đào tạo tiến sĩ kiến trúc trong giai đoạn mới tại Viện Kiến trúc Quốc gia https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91464 <p>Viện Kiến trúc Quốc gia với quá trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc trong vòng 20 năm qua đã có nhiều thay đổi để đáp ứng với sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực kiến trúc. Nghiên cứu sinh tại Viện Kiến trúc Quốc gia cần trang bị kiến thức chuyên sâu về ngành kiến trúc, sự sáng tạo trong thiết kế và khả năng nghiên cứu hiệu quả.&nbsp;</p> tcktvn@gmail.com Hồng Việt Trịnh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 29 29 Quản lý công trình kiến trúc có giá trị từ kinh nghiệm quốc tế đến định hướng thực tiễn tại Việt Nam https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91475 <p>Hiện nay, theo Luật Kiến trúc 2019 và Nghị định 85/2020/NĐ-CP, công trình kiến trúc có giá trị bao gồm cả công trình đã được xếp hạng và công trình chưa được xếp hạng đều là đối tượng cần được quản lý và bảo tồn, phát huy các giá trị như là các công trình di sản văn hóa, là vốn quý và cơ sở căn bản quan trọng để tạo lập bản sắc trong đổi mới và tái tạo đô thị, cũng như phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.</p> tcktvn@gmail.com Hoàng Phương Phạm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 32 32 Tu bổ, tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung: Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, kiến trúc xứ Đoài https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91481 <p>Đền Thượng, đền Trung, tọa lạc tại hệ thống núi Ba Vì, núi Tản, là 02 công trình nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) - vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” của Việt Nam, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai của nhân dân ta, có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của môi trường, qua thời gian, một số hạng mục công trình tại di tích đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.</p> tcktvn@gmail.com Bình An Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 36 36 Xây dựng cơ sở dữ liệu kiến trúc trong thời đại công nghệ số https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91485 <p>Kiến trúc là tài sản của cả cộng đồng và xã hội, có vai trò quan trọng đối với diện mạo đô thị, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng vùng miền hoặc mỗi đô thị. Hoạt động hành nghề kiến trúc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.</p> tcktvn@gmail.com Quốc Hoàng Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 40 40 Lâm Đồng: Nhận diện lối đi riêng tạo “đòn bẩy” đưa du lịch Bảo Lộc cất cánh? https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91490 <p>Quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040 đã xác định xây dựng TP Bảo Lộc trở thành thành phố thông minh; là đầu mối giao thông về đường bộ của vùng, trở thành một điểm đến hấp dẫn phía Nam của tỉnh. Trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng Ths.KTS Nguyễn Ngọc Huy, Viện Kiến trúc Quốc gia - người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu và tư vấn quy hoạch cho tỉnh Lâm Đồng, nhằm chia sẻ những góc nhìn về định hướng phát triển TP Bảo Lộc, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, gợi mở một số vấn đề địa phương cần lưu ý, những lời khuyên thiết thực dành cho nhà đầu tư khi có mong muốn phát triển tại mảnh đất đầy tiềm năng này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!</p> tcktvn@gmail.com Ngọc Huy Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 43 43 Nghiên cứu cơ bản về kiến trúc trong quá trình tiến hóa khách quan https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91507 <p>Nền kiến trúc Việt Nam đến nay đã phát triển và đang hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Tại các quốc gia trên thế giới có nền kiến trúc phát triển, nghiên cứu cơ bản về Kiến trúc luôn song hành cùng hoạt động sáng tạo kiến trúc. Vì vậy, nghiên cứu cơ bản về kiến trúc càng trở nên cần thiết. Với bài viết này, tác giả đặt vấn đề “Nghiên cứu cơ bản về kiến trúc trong quá trình tiến hoá khách quan” như gợi mở cho một hướng nghiên cứu sâu về sự hình thành của kiến trúc theo phương pháp đa chiều.</p> tcktvn@gmail.com Ngọc Hoa Hoàng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 52 52 Xu hướng vật liệu xây dựng trong kiến trúc hiện đại https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91519 <p>Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã đưa ra mục tiêu cụ thể là các công trình kiến trúc đảm bảo tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, sự phát triển của kiến trúc hiện đại phải gắn liền với sự phát triển và ứng dụng các vật liệu xây dựng (VLXD). Ngày nay, việc sử dụng VLXD tính năng cao/thông minh và các loại vật liệu thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng cho công trình xây dựng đang là xu hướng phổ biến trong kiến trúc hiện đại.</p> tcktvn@gmail.com Trung Thành Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 72 72 Điều chỉnh cấu trúc không gian đô thị Thành phố Hà Nội năm 2011 thuận tự nhiên - Một liệu pháp để chữa lành đô thị https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91521 <p>Điều chỉnh cấu trúc không gian đô thị thành phố Hà Nội từ mô hình “Thành phố vườn” sang mô hình “Thành phố sông”, từ “chùm đô thị” sang “mạng lưới đô thị linh hoạt” thuận theo tự nhiên (lấy hành lang sông làm trục chủ đạo). Các đề xuất điều chỉnh chắc chắn là một liệu pháp thuận tự nhiên có hiệu quả để khai thông các “mạch phát triển” và tạo ra “trường cảm ứng” cho Thủ đô, thể hiện được tính khởi xướng và dẫn dắt của Thủ đô cho các đô thị Việt Nam.</p> tcktvn@gmail.com Văn Tuyên Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 79 79 Thực trạng và tiềm năng hồi sinh thích ứng các công trình di sản kiến trúc tại khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM https://www.vjol.info.vn/index.php/VIENKIENTRUCVN/article/view/91531 <p>Mặc dù mang không ít dấu vết của thời gian và bề dày văn hóa, nhưng trong thực tế, vẫn có nhiều di sản kiến trúc (DSKT) đô thị của TPHCM chưa được xếp hạng và không được bảo vệ bằng hệ thống khung pháp lý như các di tích. Thách thức lớn nhất mà các công trình kiến trúc này phải đối mặt là nguy cơ bị biến dạng, xuống cấp hoặc yếu tố công năng không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, do đó có thể bị kéo đổ bất cứ lúc nào. Hồi sinh thích ứng (HSTU) các công trình kiến trúc cũ có giá trị đã mở ra hướng đi mới cho công tác bảo tồn và được ứng dụng thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như những nhà máy bỏ hoang được chuyển đổi thành trung tâm nghệ thuật, phòng hòa nhạc được chuyển đổi thành khách sạn hoặc công trình hành chính có giá trị được chuyển đổi thành bảo tàng,... Vấn đề bảo tồn các công trình DSKT tại khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM trong những năm gần đây đang được quan tâm và đạt được một số ảnh hưởng nhất định. Nhưng thực tế không như vậy, phần lớn vẫn chịu tác động chi phối từ nhu cầu kinh tế so với nhu cầu văn hóa, xã hội, tinh thần. Các cuộc “bức tử” di sản tiếp tục diễn ra để rồi rơi vào ngậm ngùi và lãng quên.</p> tcktvn@gmail.com Trường An Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 2024-02-20 2024-02-20 1 248-249 83 83