Hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại cộng đồng sử dụng phương pháp VIA và PAP ở phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi tại Bắc Ninh và Cần Thơ, 2013

  • Trần Thị Đức Hạnh
  • Lê Tự Hoàng
  • Nguyễn Thùy Linh
  • Vũ Thị Hoàng Lan
  • Bùi Thị Thu Hà

Tóm tắt

       Có nhiều biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung (UTCTC) được khuyến nghị cho cộng đồng. Tuy nhiên tính hiệu quả của chúng vẫn là một câu hỏi cần nghiên cứu tại Việt Nạm Nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại cộng đồng sử dụng phương pháp VIA và PAP ở phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi tại Bắc Ninh và Cần Thơ, 2013" được tiến hành nhằm: (1) Xác định tỷ lệ các loại tổn thương UTCTC bằng VIA và PAP (2) So sánh hiệu quả của 2 biện pháp trong sàng lọc tiền UT/UTCTC tại cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: Các phụ nữ tham gia nghiên cứu cắt ngang được hỏi thông tin về nhân khẩu học, tiền sử viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, được khám và lấy mẫu xét nghiệm VIA, PAP và sinh thiết mô bệnh học. Kết quả: Trong tổng số 1945 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng có kết quả VIA dương tính là 81%., tỷ lệ đối tượng có kết quả PAP dương tính là 61%.. Nếu quy định tổn thương cổ tử cung từ nặng hơn hoặc bằng CIN1 là bất thường, cả VIA và PAP đều có độ nhậy cao tương ứng là 85,71% (KTC 95%: 65,36- 95,02) và 90,47% (KTC 95%: 71,09-97,35) và độ đặc hiệu tốt: của VIA là 68,12% (KTC 95%: 63,60- 72,32) và 77,06% (KTC 95%: 72,89-80,76). Kết luận và Khuyến nghị: VIA là xét nghiệm tầm soát có giá trị khá tốt ở tuyến cơ sở và cộng đồng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-10
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU