Kiến thức - thái độ - thực hành về phòng chống rắn độc cắn của người dân tại phường Thủy Xuân và phường Thủy Biều, Thành phố Huế

  • Trần Văn Vui
  • Nguyễn Thị Đăng Thư
  • Nguyễn Hoàng Lan
Từ khóa: KAP; Rắn cắn; Phòng chống rắn độc cắn; Huế

Tóm tắt

Mở đầu: Rắn độc cắn là nguyên nhân quan trọng nhất trong số các trường hợp nhiễm nọc độc do động vật, là vấn đề sức khỏe cộng đồng chưa được chú trọng ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Mục tiêu: 1) Khảo sát KAP về phòng chống rắn độc cắn của người dân tại phường Thủy Xuân và phường Thủy Biều, thành phố Huế. 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến KAP của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 430 người dân bằng cách phòng vấn trực tiếp các đối tượng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc và sử dụng test Chi bình phương để kiểm định các yếu tố liên quan.

Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ và thực hành đạt về phòng chống rắn độc cắn lần lượt là 22,6%; 57,9% và 8,4%. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân lần lượt có liên quan đến giới (p<0,001), nghề nghiệp (p<0,001) và trình độ học vấn (p<0,001); nhóm tuổi (p=0,037), nghề nghiệp (p=0,042) và trình độ học vấn (p=0,002); nghề nghiệp (p<0,001) và trình độ học vấn (p<0,001).

Khuyến nghị: KAP về phòng chống rắn độc cắn của người dân còn khá hạn chế. Do đó, cần có các lớp bồi dưỡng, nâng cao sự hiểu biết về phòng chống rắn độc cắn cho người dân.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-09
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU