Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh tại Hà Nội

  • Đinh Thị Thanh
  • Trương Anh Tú
  • Bùi Thị Khánh Hoà
  • Hoàng Nguyễn Minh Thảo
  • Đặng Vũ Phương Linh
Từ khóa: Trầm cảm, phụ nữ sau sinh, Thang điểm đánh giá tình trạng trầm cảm sau sinh của Edinburgh

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, trầm cảm ở phụ nữ sau sinh là phổ biến, gây hậu quả cho cả mẹ và trẻ, như giảm thời điểm bắt đầu và thời gian cho con bú, giảm liên kết giữa mẹ và trẻ sơ sinh, không những ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này như các vấn đề về cảm xúc hành vi, giấc ngủ, ăn uống. Mặc dù có các biện pháp điều trị hiệu quả nhưng gần đây tỷ lệ trầm cảm sau sinh có xu hướng ngày càng tăng, do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh tại Hà Nội”.

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa trầm cảm ở phụ nữ sau sinh và các yếu tố cá nhân, gia đình.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, trên 147 phụ nữ trong thời gian từ 1 đến 12 tháng sau khi sinh ở 5 quận/huyện tại Hà Nội từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2018, sử dụng thang điểm đánh giá tình trạng trầm cảm sau sinh của Edinburgh (Edinburgh Postnatal Depression Scale - EPDS), số liệu được phân tích bằng phần mềm STAT 14.0, sử dụng các kiểm định thống kê Khi bình phương, kiểm định Fisher’s exact, kiểm định Mann-Whitney, kiểm định hồi quy logistic để đánh giá mối liên quan của các yếu tố cá nhân, gia đình đến trầm cảm sau sinh.

Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm sau sinh là 27,9%, các yếu tố như nơi sống (nhà riêng,ở cùng bố/mẹ chồng; nhà thuê, ở cùng chồng và con; nhà riêng, ở cùng chồng và con), học vấn, hoạt động trong 6 tháng đầu (thỉnh thoảng có di chuyển), nghề nghiệp của bà mẹ liên quan đến dấu hiệu trầm cảm sau sinh, mẹ có nghề nghiệp càng ổn định thì càng ít gặp nguy cơ trầm cảm sau sinh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-09
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU