Trầm cảm, lo âu, stress của điều dưỡng lâm sàng trong dịch COVID – 19 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022

Lê Thị Thảo Ly, Ngô Trí Tuấn, Lê Minh Đạt, Mai Kim Anh, Lưu Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Văn Hoạt

  • Hội Y tế Công cộng Việt Nam
Từ khóa: Trầm cảm, lo âu, stress, điều dưỡng lâm sàng, COVID-19

Tóm tắt

Thông tin chungCuộc chiến chống đại dịch COVID-19 là một thách thức lớn, tác động nhiều đến tinh thần trên điều dưỡng, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và hiệu quả công việc. Để làm cơ sở cho các hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện, chúng tôi được thực hiện nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress của điều dưỡng lâm sàng trong dịch COVID-19 và xác định một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022

Phương phápNghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 225 điều dưỡng thuộc các khoa lâm sàng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 28/02/2022 đến 14/04/2022. Thang đo DASS-21 được áp dụng trong nghiên cứu này.

Kết quảTỷ lệ biểu hiệu trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là 48,4%; 42,2%; 8,4%. Phản ứng từ cộng đồng và bệnh nhân thiếu hợp tác là những yếu tố nguy cơ của cả 3 rối loạn trên. Ngoài ra, tần suất trực, đãi ngộ ảnh hưởng đến biểu hiện trầm cảm; tình trạng hôn nhân, cách ly ảnh hưởng đến biểu hiện lo âu; bảo hộ, các mối quan hệ tại bệnh viện và lý do tham gia phòng chống dịch là các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện stress.

Khuyến nghị: Đối với các cán bộ nhân viên điều dưỡng đi trực tiếp chống dịch, công đoàn Bệnh viện có chính sách quan tâm chăm sóc tới gia đình hỗ trợ kịp thời để các CBNV có thể yên tâm công tác

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-25
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU