Chất lượng cuộc sống của người bệnh lao điều trị ngoại trú tại phòng khám Bệnh viện Lao bệnh Phổi Đăk Lăk và một số yếu tố liên quan, năm 2021

Lý Thị Trà My, Bùi Thị Tú Quyên

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi59.T220410

Ngày nhận bài: 24/02/2022

Ngày gửi phản biện: 03/03/2022

Ngày duyệt bài: 15/06/2022

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lao điều trị ngoại trú tại phòng khám Bệnh viện Lao bệnh phổi Đắk Lắk năm 2021

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 143 người bệnh lao điều trị ngoại trú tại phòng khám Bệnh viện Lao bệnh phổi Đắk Lắk. Chất lượng cuộc sống của người bệnh được đánh giá thông qua bộ câu hỏi SF-36.

Kết quả nghiên cứu: Qua kết quả khảo sát trên 143 người bệnh lao điều trị ngoại trú cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh lao là 49,9±6,6 điểm. Có 53,8% người bệnh lao có CLCS trung bình kém và 46,2% có CLCS trung bình khá. Trong 8 vấn đề sức khỏe được đề cập đến trong thang đo CLCS SF-36, điểm CLCS về sự thỏa mái về tinh thần có điểm CLCS cao nhất với 54,8±1,3 điểm và điểm CLCS về hoạt động xã hội có điểm CLCS thấp nhất với 43,3±1,7 điểm. Nhóm người bệnh lao là dân tộc thiểu số có điểm CLCS cao hơn nhóm người bệnh lao là dân tộc Kinh.

Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh lao tương đối thấp, đặc biệt là sức khỏe thể chất. Việc đánh giá giá chất lượng cuộc sống của người bệnh lao cần được mở rộng và nghiên cứu cụ thể hơn trên từng nhóm đối tượng để có thể đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh lao một cách toàn diện.

 

Từ khóa


chất lượng cuộc sống, người bệnh lao, SF-36, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Đắk Lắk.

Toàn văn:

PDF