Tác động dài hạn của bụi mịn Pm2.5 đến số ca tử vong chung tại TP.HCM năm 2018

  • Ngọc Đăng Trần
  • Trường Viên Nguyễn
  • Thiên Ân Nguyễn Đào
  • Thuỳ Dung Trương Thị
  • Nhật Thanh Nguyễn Ngọc
  • Giang Đinh Thị
  • Thuỳ Dung Phan Hoàng
Từ khóa: PM2.5, đánh giá tác động sức khỏe, ô nhiễm không khí, tử vong

Tóm tắt

Thông tin chung: Ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh không lây với ước tính gây ra 7 triệu người chết mỗi năm1. Nồng độ bụi trung bình 24 giờ tại Tp.HCM qua các năm từ 2013 đến 2017 đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép của WHO.

Phương pháp: Nghiên cứu xây dựng bản đồ PM2.5 và đánh giá tác động sức khỏe dài hạn của ô nhiễm bụi PM2.5 đến gánh nặng tử vong tại Tp.HCM năm 2018. Thiết kế nghiên cứu đánh giá tác động sức khỏe, sử dụng dữ liệu đa nguồn bao gồm dữ liệu hồi cứu tử vong A6/YTCS; dữ liệu địa lý, dân số và quan trắc thực địa môi trường có sử dụng thiết bị cảm biến chi phí thấp AirBeam2.

Kết quả: 29.176 ca tử vong tại Tp.HCM do tất cả các nguyên nhân được đưa vào nghiên cứu trong đó PM2.5 được cho là có tác động dài hạn đến 1.770 ca tử vong. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, khi tăng nồng độ PM2.5 lên 1g/m3 thì số ca sử vong do tất cả nguyên nhân tăng 45 người.

Kết luận: Tác động dài hạn của PM2.5 tại Tp. HCM là đáng kể. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu gánh nặng tử vong do tác động dài hạn của PM2.5 gây ra.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-14
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU