Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2018

  • Lê Vân Anh
  • Phạm Ngân Giang
  • Đỗ Thị Hạnh Trang
Từ khóa: gian đất, nhiễm giun truyền qua đất, học sinh tiểu học, Quảng Ninh

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm giun và xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun ở học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2018

Giới thiệu: Nhiễm giun truyền qua đất là một loại bệnh nhiệt đới thường gặp gây ảnh hưởng tới 2 tỷ người trên toàn thế giới. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 11/2018– tháng 5/2019 với 300 học sinh tại 10 trường tiểu học thuộc 5 huyện, tỉnh Quảng Ninh, nhằm mô tả tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố nguy cơ ở nhóm đối tượng này.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Kato - Katz tìm trứng giun trong mẫu phân và xác định các yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi tự điền có cấu trúc dành cho học sinh, kết hợp với đánh giá tình trạng nguồn nước, nhà tiêu tại hộ gia đình của trẻ thông qua quan sát tại hộ gia đình có sử dụng bảng kiểm.

Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ là 23,3%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun là trẻ có thực hành phòng chống nhiễm giun không tốt (OR = 2,38; 95%CI = 1,13-4,99), có bố mẹ làm nghề nông (OR = 4,74; 95%CI = 1,60 – 14,03), hộ gia đình sử dụng nguồn nước không đảm bảo (OR = 3,74; 95%CI = 1,61-8,73); và không có nhà tiêu hợp vệ sinh (OR = 24,73; 95%CI = 10,32 – 59,23).

Kết luận/khuyến nghị: Tình trạng nhiễm GTQĐ tại tỉnh Quảng Ninh vẫn còn cao, thực trạng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn thấp. Cần tăng cường nâng cao kiến thức về phòng chống nhiễm GTQĐ cho trẻ và vận động người dân sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-09
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU