Thực trạng ghi nhãn dinh dưỡng của một số sản phẩm được chế biến sẵn và đồ uống không cồn được bày bán tại một số cửa hàng/ siêu thị ở Hà Nội

  • Trần Phương Thảo
  • Nguyễn Thị Hồng Diễm
  • Phạm Bích Diệp
Từ khóa: nhãn dinh dưỡng, đồ uống không cồn, thực phẩm được chế biến sẵn, thông tin dinh dưỡng, cách ghi nhãn dinh dưỡng

Tóm tắt

Thông tin chung: Hiện tại chưa có quy định bắt buộc nào yêu cầu phải ghi thành phần dinh dưỡng trên sản phẩm. Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng ghi nhãn dinh dưỡng trên một số thực phẩm được chế biến sẵn và đồ uống không cồn phổ biến tại một số cửa hàng và siêu thị ở Hà Nội.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2019. Chọn mẫu: 110 sản phẩm được chọn từ 7 ngành hàng thực phẩm đã qua chế biến và 3 đồ uống không cồn được tiêu thụ phổ biến trong năm 2018. Bảng kiểm được thiết kế dựa trên một số tiêu chuẩn của Việt Nam về hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng.

Kết quả: Tỷ lệ các sản phẩm có ghi thông tin dinh dưỡng chiếm 60% (tỷ lệ đồ uống không cồn có ghi thông tin dinh dưỡng là 82%; sản phẩm đã qua chế biến là 50%). Các thông tin dinh dưỡng được ghi chưa thống nhất giữa các sản phẩm. Thông tin dinh dưỡng được báo cáo nhiều nhất là lượng calo (100% sản phẩm ghi thông tin về tổng năng lượng) và ít nhất là chất béo chuyển hoá (trans fat) (2,6% với sản phẩm chế biến sẵn và 7,1% với đồ uống không cồn). Tỷ lệ rất thấp các sản phẩm có thông tin về % đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Kết luận: Bộ Y tế cần xây dựng lộ trình để đề xuất công bố nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm, từ đó có thể giúp cho người dân có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp dinh dưỡng cho họ và gia đình.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-09
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU