Chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ tư và một số yếu tố liên quan tại Trường Đại học Thăng Long năm học 2018 - 2019

  • Lương Hiền Nguyễn
  • Ngô Thị Thu Hiền
  • Vũ Thị Thuỷ
  • Dương Hoàng Ân
  • Nguyễn Minh Anh
  • Phạm Hải Long
  • Lưu Anh Đức
  • Nguyễn Thị Bích Liễu
  • Ngô Thị Hồng Nhung
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống (CLCS), sinh viên năm tư, SF12, Trường Đại học Thăng Long

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ tư, Trường Đại học Thăng Long năm học 2018 - 2019 và xác định một số yếu tố liên quan.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện với 400 sinh viên năm thứ tư sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi SF12 (12 – item Health Status Survey) theo hình thức phát vấn. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và xử lý bằng SPSS 20.0.

Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của sinh viên là 62,3±18,1. Điểm trung bình về lĩnh vực sức khỏe thể chất là cao nhất (78±25,1), tiếp đến là cảm giác đau cơ thể (74,6±20,6), chức năng vận động (70,8±40,3), cảm xúc (56,7±43,2), sức khoẻ tinh thần (54,2±17,1), sức sống (48,1±22,2), sức khoẻ chung (40,5±22,3). Có 44,8% sinh viên có chất lượng cuộc sống trung bình, 29,3% cao, 23,3% thấp, và 2,8% rất thấp. Sinh viên nữ, có thành tích học tập trung bình trở lên, có bệnh mạn tính, bị ốm/tai nạn, hoặc đã trải qua sự kiện căng thẳng có khả năng có CLCS dưới trung bình cao hơn nhóm sinh viên còn lại.

Khuyến nghị: Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ, hỗ trợ tâm lý-xã hội cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và có vấn đề về sức khoẻ tâm thần/bệnh mạn tính, đồng thời lồng ghép nội dung liên quan đến chất lượng cuộc sống trong chương trình học tại cơ sở đạo tạo là hết sức quan trọng và cần thiết.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-04
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU