Tổng quan về gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm không khí bên ngoài tại Việt Nam

  • Lương Hiền Nguyễn
  • Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Nguyễn Thuỳ Linh
  • Nguyễn Trang Nhung
Từ khóa: Ô nhiễm không khí bên ngoài, đánh giá tác động sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, DALYs, tử vong, PM2.5

Tóm tắt

Tóm tắt

Ô nhiễm không khí bên ngoài đang là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu ước lượng gánh nặng bệnh tật (GNBT) do ô nhiễm không khí cho Việt Nam còn ít. Bài báo này tổng hợp các nghiên cứu hiện có tính toán GNBT của ô nhiễm không khí bên ngoài tới sức khỏe người dân Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu chỉ đo lường GNBT của phơi nhiễm ô nhiễm các loại bụi (PM2.5 và PM10); có một nghiên cứu đánh giá tác động của Ozone (O3) và một nghiên cứu đánh giá tác động của NO2. Cụ thể, tại Việt Nam năm 2017, khoảng hơn 1,3 triệu năm sống khỏe mạnh bị mất do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí; bụi PM2.5 và O3 gây ra lần lượt là 27 ngàn và 32 ngàn ca tử vong. NO2 gây ra 480 ca mắc hen mới ở trẻ em. Đa số các nghiên cứu đang sử dụng số liệu các trạm quan trắc. Bài báo khuyến nghị cần tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác động của chất có nguồn phát thải từ giao thông như NO2. Từ đó, tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe được đo lường chính xác hơn.  

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-04
Chuyên mục
TỔNG QUAN