Thực hành phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi của cán bộ y tế tuyến xã qua điều tra cắt ngang tại huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014

  • Nguyễn Thị Minh Thủy
  • Hoàng Ngọc Diệp

Tóm tắt

      Đảm bảo chất lượng chăm sóc và sự phát triển của trẻ dần trở thành một vấn đề được thế giới quan tâm. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực hành và một số yếu tố có liên quan đến phát hiện sớm (PHS) khuyết tật của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Số liệu nghiên cứu được thu thập trong tháng 4/2014 qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định lượng với 259 cán bộ y tế tuyến

xã của huyện Hoài Đức trong đó 53,7% cán bộ trạm y tế (TYT) và 46,3% y tế thoận Kết quả cho thấy tỷ lệ CBYT có thực hành đạt chỉ ở mức 40,2% trong đó cao nhất là tỷ lệ CBYT thực hiện hoạt động tổng hợp và báo cáo về khuyết tật ở trẻ (94.6%) và thấp nhất là tỷ lệ thực hiện phối hợp với các ban ngành trong phát hiện sớm trẻ khuyết tật (17.8%). Một số yếu tố có liên quan đến thực hành phát hiện

sớm khuyết tật của CBYT bao gồm gia đình CBYT có trẻ khuyết tật; việc tham gia chương trình Phục hồi chức năng; được giao trách nhiệm trong quản lý thai sản và trong chăm sóc sức khoẻ trẻ em; có công cụ sử dụng để PHS; thái độ tích cực với PHS. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng để nâng cao thực hành PHS khuyết tật ở trẻ em cho CBYT, cần khuyến khích CBYT xã tăng cường tiếp cận với TKT; đối với xã, cần tổ chức triển khai chương trình PHCNDVCD và cung cấp công cụ PHS cho CBYT đồng thời có các giải pháp tăng cường thái độ tích cực của CBYT đối với PHS khuyết tật ở trẻ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-09
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU