Thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone trước và sau khi lồng ghép với phòng khám và điều trị ARV tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015

  • Nguyễn Thị Thúy Ngà
  • Đinh Quốc Thông
  • Lê Thị Ngọc Diệp
  • Mai Thị Hoài Sơn
  • Phạm Đức Trọng
  • Tiêu Thị Thu Vân

Tóm tắt

      Mục tiêu: Đo lường và so sánh thời gian chờ và sử dụng dịch vụ tại phòng khám Methadone của bệnh nhân trong giai đoạn trước và sau khi lồng ghép hoạt động với phòng khám và điều trị ARV. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang và sử dụng kỹ thuật quan sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại phòng khám Methadone Quận 6 và Bình Thạnh trong hai giai đoạn nghiên cứu: giai đoạn trước lồng ghép (trước tháng 9/2013) và giai đoạn sau khi đã lồng ghép hoạt động của phòng khám Methadone và phòng khám điều trị ARV (sau tháng 6/2014). Tổng số bệnh nhân được quan sát trong giai đoạn trước lồng ghép là 160 và giai đoạn sau lồng ghép là 163. Kết quả: Thời gian chờ và sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone có tăng leận Thời gian sử dụng dịch vụ tăng nhiều nhất là ở nhóm bệnh nhân dò liều (từ 2 phút 40 giây trong giai đoạn 1 lên 10 phút bệnh nhân trong giai đoạn 2). Tuy nhiên, thời gian chờ của bệnh nhân khởi liều ở giai đoạn sau lồng ghép giảm đi 50% so với giai đoạn chưa lồng ghép. Kết luận: Việc thay đổi mô hình phòng khám không làm ảnh hưởng nhiều tới thời gian sử dụng dịch vụ của bệnh nhân tại phòng khám Methadone. Cần có sự kiểm tra, xem xét lại việc thực hiện quy trình theo dõi phản ứng thuốc đối với những bệnh nhân khởi liều.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-06
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU