ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN CỦA CÔ ĐỠ THÔN BẢN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 3 NĂM SAU ĐÀO TẠO TẠI TỈNH HÀ GIANG, 2014

  • Nguyễn Đình Dự
  • Trần Thị Đức Hạnh
  • Vũ Thị Hoàng Lan
  • Bùi Thị Thu Hà

Tóm tắt

      Năm 2009-2011 tình Hà Giang triển khai mô hĩnh đào tạo cô đỡ thôn bản (CĐTB) người dân tộc thiểu số. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn (LMAT) của CĐTB người dân tộc thiểu số tại Hà Giang 2 năm sau đào tạo. Phưctng pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, áp dụng phiếu phát vấn tự điền đề đánh giá kiến thức và quan sát đề đánh giá kỹ năng, đã được sử dụng trong 2 vòng đánh giá. Kết quả: Kết quả cho thấy kiến thức và thực hành của CĐTB duy trì tương đối tốt. Tuy nhiên, điểm trung bình kiến thức về tư vấn cho phụ nữ mang thai qua hai kỳ đánh giá giảm dần từ 3,12 xuống 2,80 (P<0,001) và đỡ đẻ là kỹ năng có tỷ lệ đạt thấp nhất (60%). Kỹ năng truyền thông của CĐTB còn chưa tốt. Kết luận và Khuyến nghị: Mô hình phù hợp để đào tạo CĐTB người dân tộc thiểu số. Hàng năm tình Hà Giang cần tổ chức đào tạo lại và tăng cường giám sát hỗ trợ kỹ năng đỡ đẻ và truyền thông cho CĐTB, để tăng cường hiệu quả làm việc sau đào tạo.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-31
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU