Vai trò của cán bộ lãnh đạo địa phương trong một Can thiệp cộng đồng nhằm tăng cường áp dụng kiến thức vào thực hành chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh (NeoKIP) tại Quảng Ninh, 2008-2011

  • Dương Minh Đức
  • Bùi Thị Thu Hà

Tóm tắt

         Sử dụng cán bộ hỗ trợ và các ban Chăm sóc sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ sơ sinh (CSSKBMTSS), một can thiệp thử nghiệm tăng cường áp dụng kiến thức vào thực hành chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh (NeoKIP) đã được triển khai thành công ở Quảng Ninh. Việc nhân rộng và lồng ghép mô hình can thiệp này vào hệ thống y tế có thể giúp tăng cường công tác CSSKBM-TSS ở Việt Nạm Nghiên cứu này tìm hiểu về vai trò của cán bộ lãnh đạo địa phương đến quá trình triển khai dự án NeoKIP. Đây là một nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp Quy nạp phân tích trên 16 thảo luận nhóm với các thành viên ban CSSKBM-TSS và cán bộ hỗ trợ dự án. Kết quả cho thấy vai trò tham gia trực tiếp và điều phối của cán bộ lãnh đạo địa phương trong thành công của ban CSSKBM-TSS là rất cần thiết. Sự tham gia tích cực của cán bộ lãnh đạo giúp các ban thực hiện được các hoạt động của mình. Kết luận: Nghiên cứu này đã chứng minh được một yếu tố có tác động quan trọng đến thành công của một can thiệp tăng cường thực hành CSSKBM-TSS là vai trò của cán bộ lãnh đạo địa phương. Chúng tôi khuyến nghị trong tương lai cần tăng cường sự tham gia trực tiếp của cán bộ lãnh đạo địa phương trong can thiệp nhằm tăng cường áp dụng kiến thức vào thực hành chăm sóc sức khoẻ BMTSS. Các nghiên cứu đánh giá về yếu tố khác về môi trường làm việc tác động đến kết quả can thiệp tương tự cũng rất cần được triển khai.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-10
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU