ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

  • Thị Thanh Nhàn Nguyễn
Từ khóa: đánh giá hiệu quả, đồng bằng ven biển, mô hình nông nghiệp.

Tóm tắt

Nghiên cứu đi sâu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của 05 mô hình nông nghiệp trên địa bàn vùng đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Những mô hình nông nghiệp này được lựa chọn trên cơ sở: i) có nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi sử dụng đất; ii) có khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiến bộ kỹ thuật; iii) có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: hiệu quả kinh tế - xã hội (hiệu quả kinh tế, nhu cầu về vốn, yêu cầu kỹ thuật, tính khả thi) và hiệu quả môi trường (Giá trị bảo vệ đất và chống xói mòn, cung cấp chất dinh dưỡng và cải tạo độ phì, điều tiết nước mặt và nước ngầm, khả năng thiết lập cân bằng sinh thái, mức độ chống xói mòn). Các chỉ tiêu này được phân thành 03 cấp: cao, trung bình, thấp với số điểm tương ứng 3,2,1. Để định lượng hóa khi đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, nghiên cứu sử dụng công thức trung bình nhân của DL. Armand (1975) để phân hạng, sau đó tiếp tục sử dụng công thức khoảng cách đều để tiến hành phân hạng hiệu quả của từng mô hình. Để xác định các mô hình được lựa chọn để đánh giá, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa đồng thời phỏng vấn các cán bộ địa phương và điều tra xã hội học 10 hộ dân/mô hình nông nghiệp. Các thông tin thu thập sẽ được xử lý số liệu phục vụ quá trình đánh giá. Kết quả cho thấy trong các mô hình nông nghiệp được đánh giá, mô hình nông - lâm kết hợp cho hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-24
Chuyên mục
Bài viết