PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT CHỐNG CHÁY CƠ PHỐT PHO Ở MẪU CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP QuEChERS CẢI TIẾN KẾT HỢP GC-MS/MS

  • Bui Quang Minh
  • Phung Thi Anh Tuyet
  • Pham Thi Phuong
  • Dao Hai Yen
Từ khóa: Chất chống cháy cơ phốt pho, QuEChERS, GC-MS/MS, cá biển, Việt Nam

Tóm tắt

Chất chống cháy cơ phốt pho được sử dụng rộng rãi như hợp chất ngăn chặn sự cháy trong nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là ngành điện – điện tử. Do đó, các hợp chất này dễ dàng phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm đất,
nước, không khí và sinh vật. Tuy nhiên, các nghiên cứu phân tích hàm lượng các hợp chất chống cháy cơ
phốt pho ở cá biển còn chưa được quan tâm ở Việt Nam. Bằng việc cải tiến phương pháp chiết QuEChERS,
cụ thể là tối ưu điều kiện hóa hơi dung môi, kết hợp sắc kí khí ghép nối khối phổ hai lần, phương pháp phân
tích trong nghiên cứu này phù hợp để phân tích hàm lượng vết hợp chất chống cháy trong cá biển Việt Nam.
Dung môi hóa hơi dưới dòng khí N2 ở 1°C tối ưu được hiệu suất thu hồi của các chất nằm trong khoảng 82
– 102%. Với phương pháp được phát triển, hiệu suất thu hồi của các hợp chất ở nồng độ 1, 50 và 100 ng/g
lần lượt dao động trong các khoảng 91,3 – 108,2%, 92,8 – 103,7% và 92,4 – 103,7%, giới hạn phát hiện và
giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt từ 0,05 đến 0,10 ng/g và từ 0,15 đến 0,30 ng/g, và các giá trị
lệch chuẩn tương đối của độ tái lặp phương pháp đều nhỏ hơn 20%. Phương pháp được ứng dụng để phân
tích trên 15 mẫu cá (thuộc 5 loài, Psettodes erumei, Sillago sihama, Rastrelliger kanagurta, Decapterus
macarellus, Selaroides leptolepis), với hàm lượng OPFR dao động trong khoảng 39,0 – 181,5 ng/g khối
lượng khô. Kết quả phân tích các mẫu cá cho thấy các hợp chất có chứa clo trong cấu trúc có hàm lượng
lớn hơn các hợp chất chỉ chứa các chuỗi hidrocacbon.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-19