NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NANO BẠC ĐIỆN HÓA ĐẾN HIỆU QUẢ TẠO MẪU SẠCH VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CHỒI CỦA LAN BẠCH CẬP (Bletilla striata) TRONG ĐIỀU KIỆN INVITRO

  • Chu Thi Hao
  • Doan Quang Ha
  • Nguyen Tan Thanh
  • Nguyen Dinh Chien
  • Nguyen Dinh Chien
  • Tran Manh Hai
  • Hoang Luong
Từ khóa: Lan Bạch Cập, nano bạc điện hóa, khả năng sinh trưởng, sự sinh chồi, hiệu quả khử trùng.

Tóm tắt

Bạch Cập là một trong những loài lớn nhất thuộc họ lan có nhiều ứng dụng trong y học và nghiên cứu khoa
học. Các phương pháp khử trùng mô thực vật truyền thống thường hay sử dụng các loại hoá chất, có hiệu
quả khử trùng nhưng phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của mô nuôi cấy và gây ô nhiễm môi
trường. Trong nghiên cứu này nano bạc điện hóa được điều chế bằng phương pháp điện hóa sử dụng điện
thế thấp với hàm lượng bạc 100mg/L bước sóng hấp thụ cực đại UV-Vis 410nm và có trị thế zeta trung
bình 40mV được sử dụng làm chất khử trùng mới mẫu đốt thân cây lan Bạch Cập so sánh với các chất khử
trùng cũ là HgCl2, Ca(ClO)2 ở các nồng nồng độ khác nhau tương ứng với các mốc thời gian khác nhau.
Kết quả thu được sau 30 ngày nuôi cấy cho thấy, mẫu được khử trùng bằng nano bạc điện hóa ở nồng độ
75 mg/L trong 30 phút cho tỷ lệ mẫu sống và tỷ lệ mẫu sinh chồi đạt hiệu quả tốt nhất là 76,1 % và 69,34
%. Đây cũng là nghiên cứu bước đầu về việc sử dụng nano bạc điện hóa không dư lượng hóa chất trong
việc khử trùng nuôi cấy có thể thay thế các chất khử trùng độc hại

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-15