KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT NGẬP LỤT Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM

  • Ha Thu Trinh
  • Cuc Thi Dinh
  • Hanh Thi Duong
  • Giang Truong Le
Từ khóa: kim loại nặng, đất, nước lụt

Tóm tắt

Để đánh giá tác động môi trường do lũ lụt gây ra đối với ruộng lúa, chín kim loại nặng (As, Cd, Co,
Cr, Cu, Fe, Mn, Pb, Zn) đã được phân tích trên cho mẫu đất trồng lúa ở Thanh Hóa và Huế, Việt Nam.
trước và sau khi lũ lụt. Các kim loại nặng trong đất được xử lý chiết tách bằng hệ vi sóng trong bình
kín, và sau đó được xác định bằng thiết bị khối phổ plasma liên kết cảm ứng (ICP-MS). Nồng độ của
bảy (Cu, Pb, Zn, Cr, Co, Cd và As) trong số chín kim loại nặng được phân tích trong đất trồng lúa sau
khi ngập lụt đều giảm so với trước khi ngập lụt ở tất cả các mẫu ở Thanh Hóa và Huế; có thể là do sự
rửa giải các nguyên tố này từ đất vào nước. Tuy nhiên, việc giảm nồng độ Fe và Mn trong đất lúa sau
khi ngập lụt có thể là do các phản ứng oxy hóa khử và sự khử Mn (III / IV) thành Mn (II) và Fe (III)
thành Fe (II) . Nhìn chung, mức phát hiện của 9 kim loại nặng trong đất trồng lúa trong nghiên cứu này
thấp hơn giá trị quy định được ban hành bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất và hướng dẫn chất lượng môi trường của Canada về bảo vệ đời sống thủy sinh,
điều đó cho thấy rằng không có nguy cơ tiềm ẩn về kim loại nặng đối với môi trường nước trong khu
vực nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-06