NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP NHIÊN LIỆU SINH HỌC BDF VÀ DẦU MỎ ĐẾN TRỌNG LƯỢNG CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU HỢP KIM THEO THỜI GIAN

  • Nguyen H.P.Lan
  • Koji Otsuka
  • Yasuaki Maeda
  • Yukihiro Sato
Từ khóa: Biodiesel fuel (BDF), petroleum diesel, metals, corrosion

Tóm tắt

Trong quá trình sử dụng dầu diesel và nhiên liệu diesel sinh học, các vật liệu kim loại, hợp kim được
dùng để sản xuất thùng nhiên liệu, đường ống, máy bơm, piston và các bộ phận khác của động cơ đốt
sẽ có thể bị ăn mòn. Để khảo sát ảnh hưởng của nhiên liệu sinh học (BDF) với các kim loại, phổ biến
nhất là đồng, hợp kim đồng, nhôm và hợp kim nhôm, thép và hợp kim thép không gỉ, nghiên cứu này đã
tiến hành khảo sát sự hao tổn trọng lượng của một số vật liệu hợp kim khi tiếp xúc với các hỗn hợp hai
loại nhiên liệu BDF và dầu mỏ khác nhau là B0 (dầu diesel), B5 (5% BDF trong dầu diesel), B10 (10%
BDF trong dầu diesel), B20 (20% BDF trong dầu diesel) và B100 (100% BDF). Nhiệt độ thí nghiệm là
40oC; thời gian tiếp xúc là 50 tuần. Sáu mẫu kim loại là Nhôm đúc (AC2A), Hợp kim nhôm (A2024P),
Đồng (C1100P), Đồng kẽm 20% đồng thau (C2680P), Thép (JISG 3141) và Thép không gỉ (SUS 304).
Kết quả cho thấy nhiên liệu diesel sinh học có tác dụng làm hao tổn trọng lượng kim loại nhiều hơn so
với dầu diesel. Sự hao tổn trọng lượng này tỷ lệ theo thời gian ngâm tĩnh trong hỗn hợp nhiên liệu và
tăng theo tỷ lệ phần trăm của nhiên liệu diesel sinh học. Tuy nhiên, sự hao tổn trọng lượng do nhiên
liệu diesel sinh học gây ra không quá lớn. Kim loại bị ăn mòn nhiều nhất là đồng, tiếp theo là hợp kim
đồng, nhôm, hợp kim nhôm, thép và hợp kim thép.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-06