XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ GẠO SÉNG CÙ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA NGUYÊN TỐ VÀ THUẬT TOÁN ĐA BIẾN

  • Pham Quoc Trung
  • Le Truong Giang
  • Dao Hai Yen
Từ khóa: gạo Séng Cù, nguồn gốc địa lý, phân tích đa biến, đa nguyên tố, phân tích thành phần chính

Tóm tắt

Phân tích đa nguyên tố kết hợp với thuật toán đa biến được sử dụng để đánh giá khả năng truy xuất
nguồn gốc địa lý gạo Séng Cù ở một quy mô nhỏ (bán kính <30 km) của tỉnh Lào Cai. Hàm lượng 16
nguyên tố kim loại trong gạo Séng Cù được xác định bằng phương pháp ICP-MS. Kết quả phân tích
thành phần chính (PCA) thu được đã chỉ ra mức độ phân tách sơ bộ của các mẫu gạo. As, Ba Sr, Cr,
Zn và Cd là các nguyên tố chính trong truy xuất nguồn gốc địa lý mẫu gạo Séng Cù được canh tác ở ba
cánh đồng của Lào Cai bao gồm Mường Vi (SC-MV), Bản Qua (SC-BQ) và Bản Xen (SC-BX). Trong
mô hình phân tích phân biệt tuyến tính (LDA) và phân tích phân biệt bình phương nhỏ nhất (PLS-DA),
tỷ lệ nhận dạng chính xác tổng thể về nguồn gốc địa lý của các mẫu gạo Séng Cù là 100% trong cả tập
dữ liệu huấn luyện và thẩm định. Kết quả trên cho thấy nghiên cứu này chứng tỏ khả năng phân biệt
nguồn gốc địa lý của gạo Séng Cù trong phạm vi nhỏ của tỉnh Lào Cai. Đây là điều kiện tiên quyết để
xác định nguồn gốc xuất xứ gạo Séng Cù và các thương hiệu gạo cao cấp như ST24, ST25, Hương
Lai,… trên phạm vi địa lý lớn hơn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-28