NGHIÊN CỨU TỒN DƯ VÀ PHÂN HỦY QUANG HÓA CỦA 9 HOẠT CHẤT DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC ĐẦU RA CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI

  • Bui Van Hoi
  • Patrick Mazellier

Tóm tắt

      Ngày nay, các dư lượng dược phẩm trong môi trường được biết đến như những chất có thể gây nguy hại cho hệ sinh thái nước và con người. Phân tích, đánh giá tồn dư của 9 dược phẩm (diclofenac, ibuprofen, ketoprofen, naproxen, carbamazepin, atenolol, metoprolol, propanolol và sotalol) đã được nghiên cứu đánh giá trên nước đầu ra 4 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại vùng Tây-Nam, Pháp. 32 mẫu nước thải đã được lấy phân tích đánh giá trong 2 năm 2011-2012. Mẫu sau thu thập sẽ được làm giàu bằng hệ chiết pha rắn (SPE) sau đó đem phân tích bằng hệ thống sắc ký lỏng ghép nối 2 lần khối phổ. Tần suất xuất hiện của các chất này trong mẫu là rất cao (>90%) với dải nồng độ từ vài trăm ng/L tới vài μg/L. Nồng độ cao nhất được tìm thấy ở atenolol và sotalol (lên tới 8μg/L and 10μg/L tương ứng). Cũng trong nghiên cứu này, các quá trình phân hủy quang hóa dưới ánh sáng mặt trời cũng được thực hiện. Sự phân hủy của diclofenac, ketoprofen diễn ra nhanh, trong khi ibuprofen, carbamazepin, atenolol, metoprolol có vẻ như bền vững dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Thời gian bán hủy của một số chất đo được trong cả 2 môi trường nước (nước đề ion - UPW và nước sông - RW): diclofenac (35 và 36 phút), naproxen (207 và 175 phút), sotalol (142 phút trong nước sông) và propanolol (1124 và 236 phút) tương ứng. Mặt khác, sự phân hủy quang hóa của naproxen, propanolol và sotalol lại bị ảnh hưởng mạnh bởi các chất hữu cơ có mặt trong môi trường nền.

Từ khóa: Dư lượng dược phẩm, LCMSMS, phân hủy quang hóa, nước thải, ánh sáng mặt trời

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-19
Chuyên mục
Bài báo