NGHIÊN CỨU CHIẾT SẮT TỪ BÙN ĐỎ ĐỂ PHÂN HỦY METHYLENE XANH BẰNG HỆ FENTON CẢI TIẾN FE(III)-OXALAT/H2O2/MẶT TRỜI

  • Hoàng Thị Thu Thảo
  • Bùi Xuân Vững

Tóm tắt

    Bài báo này trình bày nghiên cứu về việc chiết sắt từ bùn đỏ thải ra từ nhà máy BauxitTân Rai, Lâm Đồng bằng axit oxalic 1M dưới dạng phức sắt(III) oxalate. Phức nàyđược sử dụng cho quá trình Fenton cải tiến, hệ phức Fe(C2O4)33-/H2O2/ánh sáng mặttrời, để xử lý thuốc nhuộm xanh metylen trong dung dịch nước. Các nghiên cứu đượctiến hành ở qui mô phòng thí nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp đunsau đó ngâm chiết cho hiệu suất tách sắt dưới dạng phức oxalat cao nhất. Hiệu suấtsắt chiết đạt 86% khi đun 2.000 g bùn đỏ trong 40mL axit oxalic 1 M trong 2h ở700C, sau đó ngâm trong 20h. Khi xử lý 200 mL xanh metylen 100 ppm với [Fe(C-2O4)3]3- = 0,5mM; [H2O2] = 20 mM; pH = 4, dung dịch mất màu hoàn toàn sau 25phút phơi nắng ở thời điểm giữa trưa . Kết quả nghiên cứu cho thấy bùn đỏ và ánhsáng mặt trời có thể được tận dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm với giá thành hợp lý.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-01-05
Chuyên mục
Bài báo