NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN LƯU BÙN HOẠT TÍNH ĐẾN ĐẶC TRƯNG SINH KHỐI KHI XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ SINH HỌC KẾT HỢP LỌC MÀNG (MBR)

  • Do Khac Uan
  • Chu Xuan Quang

Tóm tắt

    Bài báo này trình bày các kết quả khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của thời gian lưu bùn hoạt tính (SRT) đến đặc trưng sinh khối khi xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học kết hợp lọc màng vi lọc (MBR). Kết quả cho thấy khi tăng SRT từ 10 ngày lên 60 ngày thì nồng độ bùn hoạt tính trong hệ tăng từ 4160 mg/L lên tới 14200 mg/L nhưng tỷ lệ giữa hàm lượng cặn rắn lơ lửng dễ bay hơi và hàm lượng tổng cặn rắn lại giảm từ 83% xuống 76% và sản lượng sinh khối giảm từ 0,25 kg-MLVSS/kg-COD xuống 0,10 kg-MLVSS/kg-COD. Ngoài ra, độ nhớt của bùn hoạt tính cũng tăng tương ứng từ  9,2 lên 72,4 mPa.s. Trong khi đó, chỉ số thể tích bùn hoạt tính (SVI) tăng dần dần khi tăng SRT từ 10 đến 50 ngày, sau đó tốc độ tăng sẽ nhanh hơn nếu tăng SRT trong khoảng 50-60 ngày. Số liệu thực nghiệm về tốc độ hấp thu ôxy đặc trưng cũng chỉ ra rằng hoạt tính sinh học của bùn giảm khi tăng SRT. Nhìn chung, SRT ảnh hưởng đến sự phân bố kích thước hạt bùn hoạt tính. Tuy nhiên, điều này không tác động đến hiệu quả xử lý COD của hệ thống.     
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-09-24
Chuyên mục
Bài báo