ĐỘ NHẠY CẢM CỦA KÍCH THƯỚC MIỀN LƯỚI TÍNH ĐẾN MÔ HÌNH HẢI DƯƠNG KHI NÂNG ĐỘ PHÂN GIẢI 1 CHIỀU TỪ KẾT QUẢ CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI THẤP CỦA MÔ HÌNH HẢI DƯƠNG TOÀN CẦU

  • Phạm Văn Sỹ, Jin Hwan Hwang
Từ khóa: Mô hình hải dương khu vực, phương pháp Big-Brother, kích thước miền lưới tính, nhậy cảm

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá tác động của kích thước miền lưới tính tới kết quả của mô hình hải dương khu vực (ORCMs) khi nâng độ phân giải 1 chiều từ kết quả có độ phân giải thấp của mô hình hải dương toàn cầu (OGCMs). Trong nghiên cứu này, phương pháp “Big-Brother Experiment” được áp dụng là phương pháp có tính năng đặc biệt để đánh giá ảnh hưởng của kích thước miền lưới tính đến kết quả của ORCMs. Trong đó, dữ liệu giả định kết quả của mô hình hài dương toàn cầu được tạo ra từ mô hình hải dương khu vực chạy cho miền lưới tính có kích thước đủ lớn với độ phân giải cao. Sóng có quy mô nhỏ từ kết quả đầu ra của miền lưới tính lớn được loại bỏ, sau đó được sử dụng để cung cấp điều kiện biên và điệu kiện ban đầu cho miền lưới tính nhỏ hơn và nằm trong miền lưới tính của dữ liệu giả định, với cùng độ phân giải và mô hình hải dương khu vực. Dữ liệu mô phỏng của miền lưới tính nhỏ sau đó được so sánh với kết qủa của miền lưới tính lớn trong khoảng kích thước của miền lưới tính nhỏ. Kết của cho thấy mô hình hải dương khu vực khá nhậy với kích thước của miền lưới tính. Chất lượng kết quả của mô hình hải dương khu vực tốt lên khi tăng kích thước của miền lưới tính. Kích thước miền lưới tính tối ưu của ORCMs bằng từ 1/10 tới ½ kích thước miền lưới tính của OGCMs.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-04