ÁP DỤNG KHUNG PHÂN TÍCH SWOT ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Tạ Đình Thi, Tạ Văn Trung, Phan Thị Kim Oanh, Đỗ Nam Thắng
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia, an ninh môi trường, đồng bằng sông Cửu Long.

Tóm tắt

Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, vấn đề đảm bảo an ninh môi trường đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu. Thực tế cho thấy các thách thức an ninh môi trường không chỉ đe dọa an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh lương thực,... mà còn là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia và sự tồn vong của nhân loại. Sự khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng gia tăng có thể gây suy yếu nền kinh tế, làm trầm trọng thêm vấn đề đói nghèo, làm bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột. Nhiều học giả trong nước và trên thế giới đều thống nhất quan điểm về mối quan hệ giữa an ninh quốc gia và an ninh môi trường có tính hữu cơ, chặt chẽ, bởi vì về thực chất, an ninh môi trường là một thành tố thuộc an ninh phi truyền thống, một bộ phận cấu thành an ninh quốc gia. Đảm bảo an ninh môi trường chính là một phần quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới.

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của nước biển dâng. Biến đổi khí hậu toàn cầu và hệ quả của phát triển kinh tế không bền vững kể cả nội sinh và ngoại sinh đã và đang gây ra những áp lực rất lớn đến vấn đề đảm bảo an ninh môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long, một trong những vùng kinh tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-28