XU THẾ SUY GIẢM MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Nguyễn Thị Hạ, Trần Việt Hoàn, Nguyễn Thị Thao, Nguyễn Thị Hoa, Mai Công Thanh
Từ khóa: Nước dưới đất, khai thác nước dưới đất, suy giảm mực nước, đồng bằng sông Cửu Long.

Tóm tắt

Nguồn nước dưới đất (NDĐ) đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nước dưới đất đang được khai thác khoảng 2.000.000 m3/ngày, trong đó 70 - 80% người dân nông thôn sử dụng nguồn nước dưới đất. Tổng số giếng khai thác NDĐ trong khu vực vào khoảng 553.135. Từ năm 1990, Chính phủ đã đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc quốc gia tài nguyên NDĐ. Cho đến nay đã có 246 giếng quan trắc trong 8 tầng chứa nước ở vùng ĐBSCL. Kết quả quan trắc cho thấy mực NDĐ vùng ĐBSCL có xu hướng suy giảm với mức độ khác nhau, đặc biệt là trong các tầng chứa nước chính. Kết quả quan trắc mực nước từ 2005 đến 2018 cho thấy Tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3) có tốc độ hạ thấp lớn nhất đến 0,45 m/năm; Tầng Pleistocen giữa trên (qp2-3) có tốc độ hạ thấp mực nước lớn nhất là 0,46 m/năm. Tầng chứa nước pleistencen dưới (qp1) có tốc độ hạ thấp mực nước lớn nhất là 0,51 m/năm. Tầng chứa nước Pliocen giữa (n22) có tốc độ hạ thấp mực nước lớn nhất đến 1,0 m/năm; Tầng chứa nước Pliocen giữa (n21) có tốc độ hạ thấp mực nước lớn nhất đến 1,02 m/năm. Dự báo trong năm năm tới, mực nước vẫn có xu thế suy giảm. Việc suy giảm mực nước có thể làm gia tăng sự xâm nhập mặn trong khu vực.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-25