XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ÁP DỤNG TÍNH THỬ NGHIỆM CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Bách Tùng, Đặng Đình Đức, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Hữu Dư
Từ khóa: Xâm nhập mặn, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thiệt hại, công cụ đánh giá thiệt hại.

Tóm tắt

Hiện nay, các nghiên cứu đánh giá thiệt hại do xâm nhập mặn còn rất hạn chế, chưa định lượng. Các thống kê về thiệt hại được thực hiện sau khi sự kiện mặn đã xảy ra, do đó không mang nhiều ý nghĩa trong công tác ứng phó, phòng chống. Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp đánh giá (ước tính) thiệt hại về xâm nhập mặn đến con người, kinh tế xã hội và xây dựng một công cụ đánh giá ảnh hưởng với giao diện trực quan, sinh động. Công cụ này đã được áp dụng tính toán cho Đồng bằng sông Cửu Long với sự kiện xâm nhập mặn năm 2016 với kết quả tính toán ước tính thiệt hại đối với ngành nuôi trồng thủy sản khoảng 16.875 tỷ VNĐ, ước tính thiệt hại đối với nông nghiệp khoảng 21.655 tỷ VNĐ. Một số tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của xâm nhập mặn như tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre. Trong thực tế, khi có bản đồ dự báo xâm nhập mặn, công cụ này sẽ cho phép người dùng dự báo ngay lập tức mức độ thiệt hại tương ứng, trong đó chỉ rõ đối tượng, khu vực, phạm vi, mức độ ảnh hưởng trực quan trên bản đồ. Thông tin này rất hữu ích để các cơ quan địa phương có các biện pháp phòng chống, ứng phó.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-17