Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ứng dụng cho Việt Nam

  • Nguyễn Ngọc Hường

Tóm tắt

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trên thế giới

“Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe” hay “công tác xã hội sức khỏe” (health social work) lần đầu được hình thành trên thế giới vào năm 1905 tại Bệnh viện đa khoa Massachussets tại Boston, Hoa Kỳ, với nhân viên CTXH bệnh viện đầu tiên là nữ y tá Ida Cannon. Bà cho rằng các bệnh viện cần có một nhân viên đảm nhiệm việc đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của bệnh nhân, giải thích các thông tin y tế cho bệnh nhân, kết nối bệnh nhân với các bác sỹ, và điều phối việc điều trị dựa trên hiểu biết về hoàn cảnh tâm lý - xã hội của bệnh nhân. Ida Cannon định nghĩa mục đích chính của CTXH trong bệnh viện là “điều trị các rối loạn xã hội trong cấu phần một căn bệnh, dựa trên việc phân tích các chẩn đoán y tế, tình trạng xã hội của bệnh nhân, và các nguyên tắc của xã hội học” (1-3). Chỉ trong hơn 10 năm kể từ 1905, hơn 100 bệnh viện ở 35 thành phố của Mỹ đã thành lập phòng CTXH. Đến năm 1930, con số này tăng lên 1000 bệnh viện và đến cuối thập kỷ 30 thì con số đã là 1600 (1, 2, 4).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-03-24