PHÂN TÍCH THÂM HỤT TÀI KHÓA VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM: TIẾP CẬN THEO MÔ HÌNH VAR

  • SỬ ĐÌNH THÀNH
  • BÙI THỊ MAI HOÀI

Abstract

Mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và chính sách tài khóa ở VN từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả kinh tế và các nhà hoạch định chính sách, từ nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như, có tồn tại mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai như trong giả thuyết thâm hụt kép hay không? Một khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn câu hỏi đặt ra là liệu điều chỉnh chính sách tài khóa có đóng góp gì trong việc giải quyết sự mất cân bằng bên ngoài (External Imbalances) hay không? Các vấn đề liên quan đến thâm hụt tài khoản vãng lai và tài khóa đều có những hàm ý quan trọng đối với chính sách dài hạn có tính sống còn đối với một quốc gia. Thâm hụt tài khoản vãng lai dai dẳng gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế bởi liên quan đến việc chuyển giao tài sản ra bên ngoài và gánh nặng nợ áp đặt cho thế hệ tương lai. Thâm hụt tài khóa ngày càng lớn làm cho quốc gia mắc nợ ngày càng cao do phải vay nợ nước ngoài để tài trợ thâm hụt. Vì vậy, bài viết này có ý định khám phá mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa ở VN thông qua thực hiện kiểm định quan hệ nhân quả Granger của mô hình tự hồi quy véc tơ (Vector Autoregressive: VAR). Để giúp giải thích mối quan hệ giữa các thâm hụt đó, một véc tơ gồm các biến: lãi suất (R), tỷ giá hối đoái (E) và tổng sản phẩm quốc nội (Y) sẽ được đưa vào trong mô hình phân tích.http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=49901aaa-b611-4428-9c36-b5200b256382
điểm /   đánh giá
Published
2018-06-13
Section
Bài viết