Đầu tư nhân lực và phát triển công nghiệp địa phương ở VN

  • VŨ BĂNG TÂM
  • IM IKSOON ERIC

Abstract

Trong bài viết, các tác giả nghiên cứu tác động của giáo dục lên phát triển kinh tế vùng ở VN và quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai biến này. Hai loại hình đào tạo được so sánh và đối chiếu là trung học chuyên nghiệp và đại học. Phát triển kinh tế địa phương được đo lường bằng sản lượng công nghiệp bình quân đầu người và trình độ công nghiệp hóa của từng tỉnh thành. Các tác giả kết hợp hai phương pháp phân tích số liệu: Hệ tổng quát hóa phương pháp mômen (SGMM) và hiệu ứng cố định bình phương cực tiểu tam đoạn (FE3SLS) để giải quyết trở ngại do biến phụ thuộc trễ gây ra và làm tăng hiệu quả của các tham số ước lượng. Kết quả cho thấy giáo dục trung học chuyên nghiệp hỗ trợ kinh tế địa phương nhiều hơn giáo dục đại học. Về quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại, hai tác giả phát hiện phát triển kinh tế vùng tác động lên số lượng nhập học đại học mạnh hơn trung học chuyên nghiệp.http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=709389ac-ff1a-4d40-8373-8f950fd7b84a
điểm /   đánh giá
Published
2018-06-13
Section
Bài viết