Tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM

  • DƯƠNG THỊ BÌNH MINH
  • PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
  • SỬ ĐÌNH THÀNH
  • NGUYỄN QUỲNH HOA
  • NGUYỄN THỊ MỸ LINH
  • TRỊNH THỊ KIM OANH
  • LÝ NGUYỄN NGỌC THẢO

Abstract

Mối quan tâm chính của các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) là nguồn tài trợ. Các doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong lĩnh vực này cần có lượng vốn lớn và dài hạn. Các nguồn tài trợ chủ yếu từ: vốn của các nhà đầu tư, nguồn vốn ứng trước của người mua và nguồn tín dụng trung và ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại (NHTM). Ở VN, các nhà đầu tư vào thị trường BĐS hiện nay phần lớn đều không đủ năng lực tài chính để thực hiện những dự án nhằm tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh cho thị trường sơ cấp. Nguồn cung vốn có tính quyết định và giữ vai trò lớn nhất cho thị trường BĐS vẫn là ngân hàng. Theo điều tra hiện nay, số DN kinh doanh BĐS có quy mô về vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm gần 30%, từ 500 tỷ đồng trở lên (30 triệu USD) chiếm 2,4%, còn lại phần lớn là vốn nhỏ không có khả năng thực hiện các dự án lớn nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng. Tín dụng BĐS là kênh tài trợ vốn cho thị trường BĐS, ngược lại, triển vọng của thị trường BĐS tác động trở lại đến các khoản vay BĐS. Do tính chất các khoản vay BĐS là những khoản vay có tài sản thế chấp chủ yếu hình thành từ vốn vay, nguồn trả nợ là từ các luồng tiền sinh ra từ tài sản. Vì vậy, bất cứ một sự biến động nào của thị trường BĐS cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế VN từ năm 2008 đến nay có những bất ổn ở tầm vĩ mô. Trên cơ sở phân tích, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm hạn chế những rủi ro đối với tín dụng BĐS của các NHTM tại VN nói chung và trên địa bàn TP.HCM nó riêng.http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=27d2f4e1-e115-4b33-a93f-26a9f2dcd5e7
điểm /   đánh giá
Published
2018-06-13
Section
Bài viết