CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ TRONG MÔ HÌNH ĐA BIẾN

  • SỬ ĐÌNH THÀNH

Abstract

Hai mươi năm qua, quy mô chi tiêu công của VN tăng rất nhanh, từ 14,2% GDP năm 1991 lên 30,2% năm 2010 (cao gấp hai lần). Bên cạnh đó, kể từ khi VN nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, dòng chảy ODA đã góp phần bổ sung đáng kể nguồn tài trợ cho nhu cầu chi tiêu công của Chính phủ. Kinh tế VN tăng trưởng bình quân 7,3%. Câu hỏi đặt ra là liệu sự gia tăng quy mô chi tiêu công có góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không? Hay ngược lại, tăng trưởng kinh tế làm gia tăng quy mô chi tiêu công ? Bài viết này tập trung nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế. Mô hình nghiên cứu được thiết kế từ hàm sản xuất tổng quát, trong đó chi tiêu công được tách ra thành hai yếu tố, gồm chi từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) và chi từ vốn ODA với mục đích xem xét tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính công; đồng thời độ mở thương mại, đầu tư tư nhân và lao động được xem xét như là các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Với dữ liệu trong giai đoạn 1990-2010, thông qua phương pháp kiểm định nhân quả Granger trong mô hình VAR đa biến, công trình phát hiện mô hình nghiên cứu có ý nghĩa; chi tiêu công với hai cấu phần có quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế, nhưng không có chiều ngược lại. Một phát hiện rất đáng quan tâm trong kết quả nghiên cứu là chi tiêu công không có quan hệ với đầu tư tư nhân. Trên cơ sở đó, công trình đề xuất một vài khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách chi tiêu công của VN.http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=149ee84c-cdd1-4b6e-ac23-74a19e627cfb
điểm /   đánh giá
Published
2018-06-13
Section
Bài viết